TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 244

hình thành bằng cách phản tư về các đối tượng, cũng khác với một khái
niệm [theo nghĩa của Hegel].

(2) Khái niệm, như chủ đề của phần thứ ba của Lô-gíc học, tương phản

với TỒN TẠI và với BẢN CHẤT, các chủ đề của hai phần đầu tiên.

(3) Khái niệm tương phản với đối tượng hay tính khách quan, vốn thực

hiện hay hiện thực hóa nó, và với ý niệm, là sự hợp nhất của khái niệm và
đối tượng của nó.

(4) Khái niệm tương phản với phán đoán, do khái niệm phân đôi khi đi

vào phán đoán, và với SUY LUẬN, là cái hợp nhất khái niệm với chính
khái niệm.

Mỗi sự tương phản này làm nổi bật một phương diện khác nhau của

khái niệm, nhưng đặc điểm trung tâm của nghiên cứu Hegel là sự bác bỏ
quan niệm sau đây về khái niệm và tư duy khái niệm: Cái Tôi hay GIÁC
TÍNH (với Kant, là quan năng của các khái niệm, tương phản với LÝ
TÍNH, quan năng của các ý niệm) đối diện với thế giới đối tượng, và có thể
nhận thức thế giới ấy bằng trực quan. Để tiếp xúc với những đối tượng này,
giác tính rút ra từ các đối tượng (hay từ trực quan cảm tính) một loạt những
khái niệm để nó sử dụng khi tiếp tục làm việc với các đối tượng. Khái niệm
là khác biệt với cái Tôi sử dụng khái niệm, khác biệt với các đối tượng mà
các khái niệm được áp dụng vào, và các khái niệm là khác biệt với nhau.
Hegel bác bỏ từng sự phân biệt ấy:

1. Các khái niệm không phân biệt rạch ròi với cái Tôi: nói rằng các

khái niệm là “các phương tiện được giác tính sử dụng trong tư duy thì cũng
giống như nói rằng “việc nhai và nuốt thức ăn đơn thuần là một phương
tiện cho việc ăn, cứ như thể giác tính còn khối việc khác để làm ngoài việc
suy tưởng” (thư gửi Niethammer, ngày 10 tháng 10 năm 1811). Không có
khái niệm, không thể có cái Tôi hay giác tính, và không có khái niệm, cái
Tôi không thể TRỪU TƯỢNG HÓA các khái niệm hay các quan niệm từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.