TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 264

yếu, giống như các nhà hình học Hy Lạp đã tiếp thu các kết quả của các
nhà hình học thường nghiệm [các nhà đạc điền] đi trước và đưa chúng vào
một hệ thống tiên nghiệm. Nói chung, một khi cái gì đó đã được khám phá
một cách hậu nghiệm (a posteriori), nhưng không phải trước đó [về mặt
thời gian], triết gia có thể xác lập nó một cách tiên nghiệm. Vì các nhà khoa
học thường nghiệm sử dụng các tư tưởng hay các phạm trù vốn là quan tâm
của Lô-gíc học, triết gia cũng có thể phê phán sự nghiên cứu của họ về kinh
nghiệm nếu họ hiểu sai hay áp dụng sai các phạm trù.

Hegel thường xem những môn học có tính khái niệm hay tiên nghiệm

là thường nghiệm, nếu chúng xử lý vấn đề một cách không hệ thống và bừa
bãi. Chẳng hạn, Lô-gíc học truyền thống, hình học và Lô-gíc học siêu
nghiệm của Kant được ví với các khoa học thường nghiệm, không phải vì
chủ đề của chúng về bản chất là thuộc kinh nghiệm, mà bởi chủ đề được rút
ra, phát triển và trình bày một cách không có hệ thống mà là “một cách
thường nghiệm” hay “lịch sử” (historisch - theo ngữ cảnh này, “lịch sử” là
từ tương đương có nghĩa xấu của chữ “thường nghiệm”).

Hoàng Phú Phương dịch

Ký ức, Hồi tưởng, và Tưởng tượng (trí, óc) [Đức: Gedächtnis,

Erinnerung und Einbildung/Phantasie; Anh: memory, recollection and
imagination]

Tiếng Đức có nhiều từ biểu thị “ký ức” và “nhớ”. Trong Hegel, từ

quan trọng nhất là ErinnerungGedächtnis:

1. Động từ errinern có quan hệ với giới từ in (trong) và nguyên nghĩa

là “làm cho [ai đó] đi vào bên trong [cái gì đó], tức là có ý thức về [cái gì
đó]”. Vì thế ngày nay, cũng như trong thời Hegel, nó có nghĩa là “gợi lại,
nhớ lại [ai đó] [cái gì đó]”. Hình thức phản thân, sich erinnern, vì thế có
nghĩa là “nhắc mình nhớ, gợi nhớ cái gì đó”. Giống như động từ Hy Lạp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.