quan hệ giữa cả hai (tức cái tuyệt đối) trong hình thức cảm tính hay trong
hình thức của TRỰC QUAN (Anschauung), trong khi tôn giáo lại làm điều
ấy trong hình thức của sự HÌNH DUNG bằng hình tượng (Vorstellung), còn
triết học thì trong hình thức của TƯ TƯỞNG hay KHÁI NIỆM. Trong MH,
Hegel kết hợp nghiên cứu có hệ thống về nghệ thuật với nghiên cứu về sự
triển khai của nó qua lịch sử. Trước hết, nghệ thuật được chia thành ba
phong cách chính - tượng trưng, cổ điển và lãng mạn - và thứ hai, thành
những thể loại - kiến trúc, điêu khắc và hội họa, âm nhạc và thi ca. Về mặt
lịch sử, nghệ thuật chia làm ba thời kỳ chính: phương Đông cổ đại (nhất là
Ai Cập), Hy Lạp và La Mã cổ đại, và Kitô giáo hiện đại. (Các sự phân chia
này, và những sự phân chia nhỏ hơn, đi vào chi tiết, có mục đích đặt cơ sở
mang tính khái niệm cho nghệ thuật hơn là có tính thường nghiệm, và kỳ
cùng dựa trên hệ thống khái niệm được trình bày trong Khoa học Lô-gíc.
Nhưng Hegel lại hỗ trợ cho những sự phân chia này bằng chất liệu thường
nghiệm hết sức phong phú). Một thể loại nghệ thuật, trong khi có thể xuất
hiện trong mọi thời kỳ, thì lại là thể loại thống trị trong một thời kỳ nhất
định và gắn liền với một phong cách đặc thù: chẳng hạn, kiến trúc là hình
thức nghệ thuật tượng trưng và đã thống trị ở Ai Cập; nền kiến trúc muộn
hơn được chuyển sang phong cách cổ điển hay lãng mạn, nhưng không còn
là thể loại thống trị của các thời kỳ này nữa, nghĩa là không mang lại sự thể
hiện nghệ thuật cao nhất cho cái tuyệt đối trong các thời kỳ này.
Hegel đã sống trong thời đại của những nhà nghệ sĩ lớn, mà một số
(như Goethe và Hölderlin) vốn là bạn của ông. Nhưng ông phủ nhận địa vị
tối cao mà Schelling (và nhiều người đương thời với ông) đã dành cho nghệ
thuật. Trước hết, theo Hegel, nghệ thuật nói chung thể hiện cái tuyệt đối
một cách không thích đáng so với tôn giáo và triết học, bởi trực quan là một
môi trường thấp kém hơn quan niệm và tư tưởng. (Chẳng hạn triết học có
thể lĩnh hội nghệ thuật, nhưng nghệ thuật thì không thể lĩnh hội triết học).
Thứ hai, trong thời hiện đại, nghệ thuật không thể diễn tả cái nhìn của ta về
cái tuyệt đối một cách thích đáng như nó đã từng thể hiện những cái nhìn
của những thời kỳ trước đây. Nghệ thuật Hy Lạp đã diễn đạt cái nhìn Hy