v.v., hay (5) với “mouse”. Điều này ngụ ý rằng một từ như từ Sein (“tồn
tại”/Anh: “being”), từ đầu tiên được xem xét một cách minh nhiên trong
Lô-gíc học, không thể giữ nguyên nghĩa ban đầu được gán cho nó, một khi
các thuật ngữ khác được du nhập vào. Nghĩa của từ này, và của những từ
khác, phát triển khi hệ thống triển khai ra.
Sau cùng, có ba học thuyết của Hegel cho thấy một từ thay đổi nghĩa
của nó khi tư duy của ông tiến lên:
(1) Trong một mệnh đề chẳng hạn “Thượng Đế
“Thượng Đế là vĩnh hằng” hay “Cái hiện thực là cái phổ biến”, chủ ngữ
(“Thượng Đế”, v.v.) không có nghĩa độc lập, cố định, mà được gán nghĩa
bởi vị ngữ (“tồn tại”, v.v.) (HTHTT, Lời tựa; BKT I §31). Như thế, chủ ngữ
phát triển ý nghĩa khi ta tiếp tục áp dụng các vị ngữ khác vào cho nó, hay,
nói khái quát hơn, khi ta nói nhiều hơn về nó.
(2) Tư tưởng của Hegel thường tiến lên theo nhịp ba; hay, nói khác đi,
từ thứ ba của nó là sự khôi phục hạn từ thứ nhất ở cấp độ cao hơn. Cùng
một từ thường được dùng cả trong hạn từ thứ nhất lẫn trong hạn từ thứ ba
của một bộ ba, trong các nghĩa tách biệt nhau, nhưng liên hệ với nhau một
cách có hệ thống: Xem các mục từ “TUYỆT ĐỐI”, “TRỰC TIẾP” (tính,
sự) trong Từ điển này, v.v.
(3) Cái phổ biến tự đặc thù hóa thành cái phổ biến, cái đặc thù và cái
cá biệt (hay đơn nhất). Như thế, cái phổ biến xuất hiện vừa như là giống
(Gattung/Anh: genus), vừa như là loài (Art/Anh: species) của giống ấy. Vì
thế, cùng một từ thường được dùng theo nghĩa “giống” hay “tổng loài” và
theo nghĩa riêng biệt (Xem: ví dụ. mục từ “TỒN TẠI”, v.v. trong Từ điển
này).
Việc Hegel tái định nghĩa hay “tái cấu trúc” từ ngữ bao hàm một sự
tương tác phức tạp giữa nghĩa chuẩn mực hay thông dụng của một từ (trong
Triết học lẫn trong ngôn ngữ thường ngày), nghĩa đen có thực hay giả định