nhiên, ông lại không tin rằng nghĩa nguyên thủy hay các nghĩa có từ trước
là cao hơn các nghĩa về sau. Một niềm tin như thế ắt hoàn toàn đi ngược lại
quan niệm của ông rằng bản chất của sự vật nằm ở trạng thái đã hoàn toàn
được phát triển của nó hơn là ở trạng thái ban đầu, nằm trong cây sồi hơn là
trong hạt sồi. Do đó, ông nhìn nhận rằng mình đang phát triển và hoàn
thiện ngôn ngữ hơn là khôi phục sự khởi nguyên của nó. Nhưng, để làm
được điều này thường đòi hỏi phải khảo sát các trạng thái trước đây của nó.
Trong tinh thần ấy, ông đã đề nghị (nhưng cả hai trường hợp đều sai!) rằng
Urteil (“phán đoán” có nghĩa là “sự phân chia nguyên thủy”(Ur-teil), hay
wahrnehmen (“tri giác”) có nghĩa là “nắm lấy cái đúng thật” (wahr-
nehmen); ở đây, thật ra ông không nhằm khôi phục lại nghĩa gốc của hai từ
này, mà muốn lưu ý đến các tiềm năng cho sự phát triển tiếp theo của
chúng, vốn còn mặc nhiên trong quá khứ, và, do đó, cũng là cho các ý
nghĩa hiện nay. Nhưng, việc ông thường bỏ qua từ nguyên của một từ
(chẳng hạn của từ Moralität) cho thấy rằng ông chỉ quan tâm đến từ nguyên
khi nó chỉ ra một tiềm năng mà ông cần phát triển vì các lý do Triết học
hơn là vì các lý do từ nguyên học.
Hegel, giống như Schelling, rất ác cảm với những sự đối lập gay gắt
vốn là đặc trưng của Triết học Wolff và của “giác tính” (Verstand) thời
Khai minh nói chung. Ông xem việc vượt qua những sự đối lập như thế,
chẳng hạn giữa giác tính và giác quan, như là nhiệm vụ trung tâm của Triết
học. Ông tiếp cận những sự đối lập khác nhau bằng nhiều cách khác nhau,
nhưng một chiến lược tiêu biểu là đề xuất rằng ở các điểm cực độ của
chúng, các cái đối lập chuyển hóa sang nhau. Chẳng hạn, nếu cái gì là hoàn
toàn “bên trong” (tức, tiềm tàng và chưa phát triển), thì cũng là cái gì hoàn
toàn “bên ngoài” (tức, chỉ được nhận thức từ người quan sát ở bên ngoài).
Nói chung, ông ngần ngại khi bảo rằng cái gì đó có đặc điểm nhất định
khiến nó loại trừ hoàn toàn cái đối lập hay phủ định đặc điểm ấy. Vì thế,
ông bác bỏ những sự lưỡng phân kiểu Wolff và Kant như tiên nghiệm-hậu
nghiệm, phân tích-tổng hợp, v.v., ít ra là trong chừng mực những sự lưỡng
phân ấy đòi hỏi sự vật phải hoặc là tiên nghiệm, phân tích, v.v. hoặc là hậu