TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 34

của từ, thường ở thì quá khứ (được phát lộ do từ nguyên có thực hay giả
định của từ) và luận cứ Triết học. Vì thế, từ unendlich (“vô hạn”, “vô tận”)
có nghĩa cốt lõi là “không (“un-”) có một kết thúc hay ranh giới (Ende,
finis)”. Nó được áp dụng đúng chuẩn mực cho cả một chuỗi vô tận (ví dụ:
1, 2, 3, v.v.) hay phạm vi vô tận (không gian vô tận, không có ranh giới,
v.v.) và cả cho thần tính vô hạn, phân biệt với thế giới hữu hạn. Thế nhưng,
theo Hegel, các cách áp dụng này lại xung đột với nghĩa gốc của từ, vì một
Thượng Đế mà tách biệt với cái hữu hạn thì cũng bị giới hạn bởi cái hữu
hạn, và ta có thể xử lý một chuỗi hay một phạm vi vô tận bằng cách chia
nhỏ nó thành những phần tử hữu hạn. (“1, 2, 3, v.v.” là hữu hạn và bị giới
hạn không khác gì “1, 2, 3”). Hegel cũng lưu ý rằng để trở nên vô hạn/vô
tận hay không bị giới hạn, cái gì đó không cần phải “cứ tiếp tục mãi như
thế”, theo cách nói quen thuộc. Vậy, chỉ có chu vi của một vòng tròn (hay
mặt ngoài của hình cầu) là không có một ranh giới hay không đi đến một
kết thúc. (“1, 2, 3, 1, 2, 3, 1, v.v.” là không bị giới hạn theo kiểu khác với
“1, 2, 3, v.v.” và “1, 2, 3”). Vì thế, khi Hegel tái cấu trúc thuật ngữ “tính/sự
vô tận/vô hạn”, ông sử dụng luận cứ Triết học để tách rời hai lớp nghĩa của
unendlich, và để tổ chức lại từ này (cùng với phần cốt lõi hay nghĩa gốc của
nó) cho phù hợp với nghĩa mới hay sự áp dụng mới. Ông cũng sử dụng
phương thức tương tự cho nhiều từ khác: ví dụ: an sichfür sich và, v.v.
[Xem: các mục từ “VÔ HẠN”/“VÔ TẬN”... trong Từ điển này. (N.D)].

Việc Hegel khai thác từ nguyên cũng có nhiều nguồn. Trước hết, như

ta đã thấy ở trên, để bảo rằng một từ nên được dùng theo nghĩa này hơn là
theo nghĩa kia thường phải giả định rằng từ đang bàn có hai hay nhiều hơn
những cấp độ ý nghĩa, có thể được dùng để đối lập lại với nhau nhằm
chứng tỏ có một sự xung đột hay mâu thuẫn. Nguồn gốc hay nghĩa nguyên
thủy được giả định của một từ là thuộc về một lớp ý nghĩa, có tiềm năng
xung đột với các cách dùng quen thuộc. Hơn nữa, Hegel tin rằng, cũng
giống như một kết quả bao giờ cũng chứa đựng cả tiến trình đã dẫn đến kết
quả ấy, một từ không bao giờ thoát khỏi những nghĩa trong quá khứ; chúng
không ngừng được bao hàm trong nghĩa thông dụng hiện tại của từ ấy. Tuy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.