THỨC? Vì sao sự phản tư của tôi vào trong bản thân mình từ một cá nhân
khác lại đòi hỏi người kia phải công nhận hay ghi nhận tôi như một cá
nhân, chứ không chỉ đơn giản là tôi nhìn anh ta như một cá nhân? Có thể có
một vài câu trả lời như sau:
(i) Selbstbewusstsein (TỰ-Ý-THỨC) cũng có nghĩa “tự tin, tự trọng”.
Tự trọng đòi hỏi sự xác nhận của những người khác: những ai thường
xuyên bị người khác đánh giá thấp sẽ có khuynh hướng tự đánh giá thấp
chính bản thân mình.
(ii) Trừ phi các cá nhân chấp nhận lẫn nhau theo nghĩa (4), nếu không
họ không có bằng chứng để nhận ra nhau theo nghĩa (1) và (2): để trở nên
TỰ-Ý-THỨC, mỗi người phải nhận ra những người khác theo nghĩa (1) và
(2). Nhưng không ai có thể có bằng chứng là một ai đó làm điều đó, trừ phi
mỗi người cũng chấp nhận những người khác theo nghĩa (4).
(iii) Để nhận ra những người khác theo nghĩa (1) và (2), tôi phải có
khả năng tư duy, và như vậy (theo quan điểm của Hegel) phải có khả năng
nói một ngôn ngữ. Nhưng tôi không thể nắm được một ngôn ngữ trừ phi tôi
nói với những người khác, và nói với những người khác chính là chấp nhận
những người đó theo nghĩa (4). “Cái Tôi” tương phản với, và đòi hỏi,
“Bạn”.
c) Niềm tin của Hegel rằng TỰ-Ý-THỨC kéo theo sự ghi nhận theo
nghĩa (5) có 4 nguồn gốc:
(i) Niềm tin (có vẻ hợp lý) của Hegel rằng phần lớn hành vi của chúng
ta là “dễ nhận thấy”, nó ít được thúc đẩy bởi giá trị nội tại của hành vi đối
với chúng ta hơn là bởi ý muốn được người khác nhìn thấy mình đang hành
xử theo một cách nào đó và như vậy có được sự ghi nhận (nghĩa 5) đơn
phương.