(ii) Nghĩa là “tự khẳng định” (“Selbstbehauptung”/Anh: “self-
assertiveness”) của TỰ-Ý-THỨC.
(iii) Sự hợp nhất (bởi Hegel) giữa TỰ-Ý-THỨC với sự xung đột trong
“trạng thái tự nhiên” theo nghĩa của Hobbes.
(iv) Niềm tin (có vẻ hợp lý) của Hegel rằng để vượt qua bản ngã tự
nhiên của mình (hoặc các ham muốn của mình, v.v.) và để được phản tư
vào trong bản thân xét như một cái Tôi thuần túy, ta cần phải phục tùng một
tác nhân bên ngoài, và được tác nhân đó rèn luyện tính kỷ luật. (Danh từ
Zucht, có gốc từ động từ ziehen (lôi, kéo, v.v.), vừa có nghĩa “GIÁO DỤC
(Erziehung), dạy dỗ...”, vừa có nghĩa “rèn luyện, kỷ luật”, thường gắn với
TRỪNG PHẠT). Như vậy, sự ghi nhận người khác một cách đơn phương
(nghĩa 5) làm tăng cường TỰ-Ý-THỨC của cả người nô lệ trong HTHTT,
IV. A. lẫn của đứa trẻ trong Nhà nước hiện đại.
Đoàn Tiểu Long dịch
Nhịp ba/Cặp ba (các) [Đức: Triaden; Anh: triads]
Các khái niệm triết học thường mang hình thức ĐỐI LẬP: TINH
THẦN-thể xác, TINH THẦN-VẬT CHẤT, noumena-phenomena [bản
chất-hiện tượng], thiện-ác, LÝ TÍNH-ham muốn, CHỦ THỂ-KHÁCH
THỂ, TƯ DUY-TỒN TẠI, v.v. Về vấn đề này, có hai lối tiếp cận: thuyết
nhị nguyên và thuyết nhất nguyên. Thuyết nhị nguyên thừa nhận rằng có
hai thực thể hay hai loại thực thể (Plato, Descartes, v.v.); thuyết nhất
nguyên khẳng định rằng mặt đối lập này có thể quy về mặt đối lập kia, hay
rằng có thực thể thứ ba nào đó làm cơ sở cho cả hai mặt đối lập này. Cũng
giống như Nicholas Cusanus, Böhme và Schelling, Hegel cho rằng nhiệm
vụ của triết học là phải vượt qua những sự đối lập ấy. Nhưng các sự đối lập,
theo ông, không chỉ được hòa tan trong một sự thống nhất trống rỗng: đối
lập là một nhân tố thiết yếu trong SỰ SỐNG và phải được bảo lưu và