sự liên tục, tức không có sự đứt quãng rõ nét, trong thế giới tinh thần,
Proclus, cũng như Hegel, đòi hỏi phải có sự TRUNG GIỚI.
Ở Proclus có một cấu trúc nhịp ba rất quan trọng, đó là: trong nguồn -
rời nguồn - về nguồn [mone-proodos-epistrophe]. Các nhà Plato-mới đối
diện với câu hỏi có nguồn gốc từ Parmenides: làm thế nào mà sự đa dạng
và đa thể lại nảy sinh từ một nhất thể nguyên thủy? Plotinus đã trả lời rằng
đó là vì bất cứ sự vật “hoàn bị” nào cũng có xu hướng tái tạo ra bản thân
mình, thường xuyên tạo ra một cách phi thời gian cái tương tự với mình
nhưng thấp kém hơn. Qua đó, cái Một không bị tiêu giảm, mà vẫn vẹn
nguyên như chính nó trước đây, cũng giống như nguồn sáng không bị tiêu
giảm bởi ánh sáng nó phát ra. Plotinus có xét đến sự trở về với cái Một
(chẳng hạn, ông tự tả ông là “người độc hành độc bộ” (“being alone with
the alone”), nhưng lại không khai thác ý niệm PHẢN TƯ cho mục đích
này. Proclus xem xét proodos (“sự tiếp diễn, sự lưu xuất”) dựa vào việc sản
sinh ra một chuỗi các số từ đơn vị (by the unit). Mô hình này tương thích
với ý niệm về sự đảo ngược hay sự trở lại (epistrophē) với cái archē (“khởi
nguyên, nguyên lý”). Bất cứ một hữu thể hoàn hảo nào cũng sản sinh ra
một kết quả giống với chính nó, tức giống với cái còn nằm trong nguyên
nhân (vì nguyên nhân thì không bị tiêu giảm), rời khỏi nó và trở về lại với
nguyên nhân (vì nó muốn tái hợp nhất với nguyên nhân, cái tương tự với
chính nó, nhưng trên một bình diện cao hơn). Nhịp ba này được lặp lại ở
các cấp độ tiếp theo. Thế giới là một chuỗi tồn tại liên tục, đi xuống từ cái
Một và giống với cái Một ấy ở các cấp độ khác nhau. Nó là một cái TOÀN
BỘ thống nhất hữu cơ. Các linh hồn lại hướng lên trên, cả về mặt luân lý
lẫn mặt nhận thức, trở lại với cái Một, vì thế hoàn tất một vòng chu chuyển.
Các học thuyết này có ảnh hưởng sâu rộng đến thần học trung cổ (đặc
biệt là trong Các hồng danh của Thượng Đế của một tín hữu Kitô tự mạo
danh mình Dionysius xứ Areopagite), và đến tư tưởng thời Phục hưng và
hiện đại, nhất là Scotus Erigena, Eckhart, Böhme, Nicholas Cusanus,
Leibniz và Schelling. Chẳng hạn, Erigena cho rằng mọi vật khởi xuất từ