Các cấu trúc nhịp ba trong các lĩnh vực của TỰ NHIÊN và tinh thần
(chẳng hạn như Ý CHÍ) thường được xem xét dựa vào các nhịp ba từ phần
ba quyển KHLG, đặc biệt là nhịp ba: phổ biến-đặc thù-cá biệt, các SUY
LUẬN liên quan đến chúng, khái niệm-PHÁN ĐOÁN-suy luận, và KHÁI
NIỆM-THỰC TẠI-Ý NIỆM. Nhịp ba chủ đạo đối với Hegel là nhịp ba của
bản thân tinh thần: tinh thần (1) là cái Tôi tự-khép-kín; (2) có một ĐỐI
TƯỢNG đối lập với nó; và (3) “bao trùm” (übergreift) và thải hồi đối
tượng ấy, giống như “ánh sáng vốn là cái biểu hiện chính nó và cũng biểu
hiện cái gì đó khác” (BKT III, §413). Tinh thần bao trùm và hợp nhất,
nhưng vẫn bảo lưu các mặt đối lập. Vì thế, Hegel không phải là nhà nhất
nguyên luận và cũng không phải là nhà nhị nguyên luận; ông không đơn
giản là “nhà duy tâm” tương phản với “nhà duy vật”, hay là người theo một
cái “ism”/“thuyết” nào đó để đối lập lại với cái đối lập với nó.
Đinh Hồng Phúc dịch
Nội dung và Hình thức [Đức: Inhalt und Form; Anh:
matter/content and form] → Xem: Hình thức, Chất liệu và Nội dung
[Đức: Form, Materie und Inhalt; Anh: form, matter and content]