(a) Về lượng, gồm phán đoán PHỔ BIẾN (“mọi người đều thông
thái”); phán đoán ĐẶC THÙ (“một số người thì thông thái”); phán đoán
CÁ BIỆT (“Socrates thì thông thái”).
(b) Về chất, các phán đoán là khẳng định, phủ định và vô hạn
(unendlich) hay bất định, hạn định (limitative). Theo Kant, một phán đoán
vô hạn là phán đoán khẳng định về hình thức, nhưng phủ định về nghĩa,
chẳng hạn “Thượng Đế là bất tử (hay không-chết) tương phản với “Thượng
Đế không khả tử”. Hegel đưa ra một nhận định khác: chủ từ của một phán
đoán phủ định, chẳng hạn “Hoa hồng này thì không đỏ”, có phẩm tính nào
đó thuộc về cùng dãy phẩm tính giống như phẩm tính đã bị phủ nhận: hoa
hồng có màu khác, như màu vàng chẳng hạn. Chủ từ của một phán đoán vô
tận (phủ định), chẳng hạn “tinh thần thì không đỏ” không có phẩm tính nào
nằm trong dãy phẩm tính đã bị phủ định cả: tinh thần không có màu [nên
không thể gán màu cho nó]. Ở đây Hegel đi đến quan niệm gần gũi với
quan niệm của Gilbert Ryle về sự sai lầm phạm trù (“category mistake”).
(c) Về tương quan, chúng là nhất quyết (A là B), giả thiết (Nếu A, thì
B) và phân đôi (A là B hoặc C).
(d) Về tình thái, chúng là nghi vấn (có thể A là B), xác định (A là B),
và tất nhiên (A nhất định là B).
Kant rút ra các phạm trù của ông từ các hình thức phán đoán trên
(chẳng hạn, ông rút ra phạm trù cơ sở hay TÍNH NHÂN QUẢ từ phán đoán
giả thiết), đây là một phương cách mà Hegel thường phê phán. Kant cũng
phân loại phán đoán thành phân tích hoặc tổng hợp, nhưng Hegel ít quan
tâm đến sự phân biệt này. (Ông nói nhiều hơn về phương pháp phân tích và
tổng hợp của NHẬN THỨC, nhưng quan hệ giữa phân biệt này với phân
biệt giữa phán đoán phân tích và phán đoán tổng hợp là rất ít).
2. Satz xuất phát từ động từ setzen (đặt ngồi, để, đặt, THIẾT ĐỊNH,
v.v.), vì thế Satz có nghĩa là cái gì được đặt xuống hay được lập ra. Nó có