lịch sử thế giới, đồng thời cả theo nghĩa hẹp (tương ứng với abstraktes
Recht (“pháp quyền trừu tượng” trong THPQ §§34-104), gồm tư hữu, hợp
đồng và sự phi pháp, và cả tội ác và sự trừng phạt). Có nhiều lý do cho điều
này:
1. Với Kant và Fichte, Sittlichkeit tương đương với Moralität, và cả
hai đều tương phản với Recht. Nhưng, việc Hegel tái định nghĩa từ
Sittlichkeit cho thấy từ này từ nay bao trùm hầu hết những gì trước đây
được bàn dưới tiêu đề của Recht, tức luật pháp và Staatrecht. (Ngay cả
trong BKT III, Rechtspflege, “quản trị và thực thi pháp luật”, cũng thuộc
tiêu đề Sittlichkeit hơn là Recht (§§ 529 và tiếp); vì thế, nó không còn đơn
giản tương phản với Recht nữa. Moralität là khâu trung gian giữa
abstraktes Recht, “pháp quyền trừu tượng” và Sittlichkeit, “đời sống đạo
đức”: pháp quyền trừu tượng hiện thân sự tự do trong một đối tượng bên
ngoài; biểu hiện phương diện khách quan của pháp quyền, và Moralität là
phương diện chủ quan, trong khi Sittlichkeit kết hợp cả tính chủ quan lẫn
tính khách quan. Vì thế, thật tự nhiên khi bao hàm Moralität dưới tiêu đề
của Recht. Trong BKT III §§ 483 và tiếp, thuật ngữ “Tinh thần khách quan”
bao quát cùng một lĩnh vực như Recht trong THPQ. Và còn tự nhiên hơn
nữa, khi (như trong BKT III, chứ không phải trong THPQ), Tinh thần
“khách quan” tương phản với Tinh thần “chủ quan” và Tinh thần “tuyệt
đối”.
2. Hegel luôn ý thức rằng Recht có nghĩa là “quyền hạn”, đồng thời có
nghĩa là “luật pháp”. Nhưng, luân lý (Moralität) cũng dành một số quyền
hạn cho mỗi cá nhân, chẳng hạn, quyền không bị xem là phải chịu trách
nhiệm, về luân lý hay pháp lý, đối với những hành động được thực hiện
một cách vô ý thức. Lịch sử thế giới cũng được bao hàm trong Recht, một
phần vì sự kiện rằng trong lịch sử thế giới, “tòa án thế giới”, “tinh thần thế
giới” hành xử “quyền hạn” của nó, “quyền hạn cao hơn tất cả” đối với
những “tinh thần dân tộc hữu hạn” (Volksgeister) (THPQ §340).