là ba MÔ-MEN của khái niệm. Hegel bác bỏ quan niệm coi các cái phổ
biến, đặc thù và cá biệt, về mặt Lô-gíc học, bản thể học hay nhận thức luận,
là phân biệt với nhau một cách rạch ròi. Cái phổ biến thì CỤ THỂ chứ
không TRỪU TƯỢNG, và PHÁT TRIỂN thành, nhưng bảo lưu chính mình
trong cái đặc thù và cái cá biệt. Hegel biện luận cho ý tưởng này ở nhiều
cấp độ khác nhau:
1. Khái niệm về tính phổ biến phát triển thành khái niệm về tính đặc
thù và khái niệm về tính cá biệt (chẳng hạn BKT I, §163-5). Chẳng hạn, nó
chỉ là phổ biến nhờ vào việc tương phản với chúng. Tính phổ biến đặc thù
hóa chính mình thành tính phổ biến, tính đặc thù, và tính cá biệt: tính phổ
biến vì thế vừa là giống phổ biến vừa là một loài đặc thù của giống này,
ngang hàng với tính đặc thù và tính cá biệt. (Thao tác này có thể được lặp
lại: cái phổ biến đặc thù có thể lại đặc thù hóa chính mình thành các phân
loài nhỏ hơn nữa của tính phổ biến, tính đặc thù và tính cá biệt). Ông
thường khai thác ý tưởng cho rằng một giống phổ biến có thể là một trong
các loài của chính nó: nó giải thích phần nào cách sử dụng từ ngữ của ông
như “TỒN TẠI” theo nghĩa rộng hơn và hẹp hơn. Nó gần với ý tưởng cho
rằng tư tưởng “bao trùm” hay “vượt quá” (“übergreift”/Anh:
“overreaches”) cái khác với tư tưởng.
2. Trong Lô-gíc học nói chung, tư tưởng phổ biến đặc thù hóa chính
mình thành những tư tưởng đặc thù, và cuối cùng quay trở lại với tính
thống nhất hay nhất thể của Ý NIỆM tuyệt đối.
3. Tính phổ biến “bao trùm” hay “vượt quá” những cái đặc thù và
những cái cá biệt. Những cái cá biệt chỉ có thể được mô tả và đề cập đến
bằng các thuật ngữ phổ biến, kể cả “cái cá biệt (này)”. Những cái phổ biến
được hiện thân trong những cái đặc thù và những cái cá biệt, cấu thành
BẢN CHẤT của chúng.
4. Vì những cái phổ biến được hiện thân nơi các sự vật, nên các sự vật
bao hàm sự tự-dị-biệt-hóa của một cái phổ biến thành những cái đặc thù và