TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 38

tiếng Đức có sự thuận tiện lớn nhất trong việc kết hợp từ; và vì thế các tác giả khoa học trong ngôn

ngữ này có thể phát minh những thuật ngữ vốn không thể bắt chước trong các ngôn ngữ Âu châu

khác”.

[4]

The New Science of Giambattista Vico, T. G. Bergin và M. H. Fisch dịch từ ấn bản thứ ba

(1744), (Ithaca, NY and London: Cornell University Press, 1948), §445. Vico nói thêm rằng tiếng

Đức “chuyển đổi được hầu hết những tên gọi từ các ngôn ngữ nước ngoài sang ngôn ngữ của họ”

(§445), rằng nó là “ngôn ngữ mẹ (bởi các nước ngoài không bao giờ xâm nhập để cai trị họ được)”,

trong đó “các nguồn gốc [của từ] đều là đơn âm” (§452), và rằng nó “bảo tồn nguyên vẹn các nguồn

gốc anh hùng ca - thậm chí đến mức quá khích -, và đó là lý do... tại sao các từ Hy Lạp phức hợp có

thể được chuyển sang tiếng Đức một cách đầy may mắn, nhất là trong thi ca” (§471). Thời kỳ “anh

hùng ca” của ngôn ngữ, theo Vico, có tiền thân là thời kỳ “thần linh” của những ký hiệu “thầm lặng”

và “các biểu trưng tự nhiên” - các thánh tự (hieroglyphs) hay ý tự (ideograms) -, và được nối tiếp

bằng thời kỳ “con người”, được lý trí và quy ước thống trị. Herder thảo luận về “tính căn nguyên”

của các ngôn ngữ, chẳng hạn, trong NGNN, nhất là III. Trong DVCDTĐ, IV, Fichte cho rằng tiếng

Đức, tương phản với các ngôn ngữ La-tinh, là một ngôn ngữ căn nguyên. Xem thêm: I. Berlin, Vico

and Herder: Two Studies in the History of Ideas (London: Hogarth, 1976).

[5]

Leibniz diễn đạt quan điểm của ông trong hai luận văn viết bằng tiếng Đức: “Admonition

to the Germans on the Improvement of their Understanding and language, with an added Proposal

for a Philogermanic Society” (1682-3, nhưng công bố vào năm 1846), và “Timely Thoughts

concerning the Use and Improvement of the German Language” (1697, công bố năm 1717). Fichte,

trong DVCDTĐ, IV, phàn nàn về việc sử dụng các từ gốc La-tinh như Humanität, Popularität

Liberalität. Trong Lời tựa cho ấn bản thứ II của KHLG, Hegel bảo rằng “ta nên hấp thu một số từ có

nguồn gốc từ tiếng nước ngoài khi chúng đã thông dụng và đã có “quyền công dân” trong Triết học”.

Xem thêm Blackkall (1959), Ch. I.

[6]

Về đề tài này và trong Từ điển này, tôi sử dụng Hoffmeister (1955), Eucken (1879), G.

Drosdowski, Das Herkunftswörterbuch: Etymologie der deutschen Sprache (“Từ điển từ nguyên của

tiếng Đức”), Duden Vol. VII (Ấn bản 2, Mannhein, Vienna, New York: Duden, 1989; và về sự phát

triển ở thế kỷ XVIII, Blackwell (1959).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.