Về các nhà Plato-mới, các môn đệ hậu kỳ của Plato (dù họ cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi
Aristoteles), xem mục từ NHỊP BA (TRIADS) trong Từ điển này; xem thêm A. C. Lloyd, The
Anatomy of Neoplatonism (Oxford: Clarendon, 1990).
Ông bác bỏ, chẳng hạn, đề nghị của Philipp von Zesen về Zeugemutter (nghĩa đen: “mẹ
sáng tạo”) cho từ Natur gốc La-tinh, và từ Unterlage (“cái nằm bên dưới, cơ sở, cơ chất”) cho từ La-
tinh subjectum.
Eucken (1879), tr. 139 và tiếp, cho rằng Kant thiếu động cơ quan trọng cho việc quan tâm
đến ngôn ngữ Triết học, vì ông bác bỏ niềm tin thời Khai minh (của Mendelssohn chẳng hạn) rằng
các cuộc tranh luận Triết học kỳ cùng chỉ là ngôn từ, và Kant cho rằng có những sự bất đồng Triết
học mang tính thực chất, phi-ngôn-từ.
Một số triết gia hiện đại cũng có ác cảm với từ đồng nghĩa. J. L. Austin, trong Sense and
Sensibilia (Oxford: Clarendon, 1962), IV, phân biệt “look”, “seem” và “appear” bằng từ nguyên học
theo cách của Hegel.
Trong Từ điển này, cũng như ở những nơi khác, chúng tôi chủ trương dịch từ Gott (Anh:
God) là “Thiên Chúa” trong văn cảnh minh nhiên về tôn giáo, tín ngưỡng Kitô giáo, và dịch là
“Thượng Đế” như một thuật ngữ Triết học, theo nghĩa “Thượng Đế của triết gia” (BVNS).
Tôi đã hưởng lợi nhờ tham khảo F. E. Peters, Greek Philosophical Terms: A Historical
Lexicon (New York and London: New York University Press, 1967); và J. O. Urmson, The Greek
Philosophical Vocabulary (London: Duckworth, 1990).