TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 40

ĐÔI NÉT VỀ HEGEL

Giới thiệu đôi nét về một triết gia thường cho ta cảm tưởng phải tìm

hiểu về cuộc đời của triết gia ấy. Nhưng, giới thiệu Hegel theo cách ấy có
thể tỏ ra không phù hợp. Không chỉ vì cuộc đời Hegel (giống như của nhiều
triết gia khác) tương đối ít biến cố, chỉ dành hầu hết thời gian để đọc và
viết, mà còn vì bản thân Hegel, về tính khí lẫn xác tín, không thích để cho
những tình tiết đặc thù trong đời sống và nhân cách được phép can thiệp
vào tư tưởng Triết học. Về tính khí, ông cực kỳ có tinh thần khách quan, từ
thời trai trẻ đã hiến mình cho việc học tập, nghiên cứu công trình của

những người khác cũng như các khuynh hướng văn hóa của thời đại ông

[1]

.

Ông tin rằng chỉ sau khi có được học vấn sâu rộng mới có thể có phần đóng
góp độc đáo của riêng mình. Vì thế, Hegel là một trong những triết gia có
học nhất, với kiến thức mênh mông về nghệ thuật, văn chương, tôn giáo,
Triết học, đời sống chính trị và các ngành khoa học, thuộc thời ông lẫn của
các thời đại trước đây.

Nhưng, Hegel cũng tin rằng triết gia, ngay cả sau khi đã làm chủ được

những kỹ năng và có đủ kiến thức cần thiết để thi thố, cũng không nên chỉ
chuyên chú lo cho phần đóng góp của riêng mình. Nghề nghiệp của triết gia
đơn giản là “quan sát” sự phát triển của “bản thân Sự việc” [tức “chủ đề
nghiên cứu”], rồi tường thuật lại những tìm tòi của mình cho người đọc.
Bằng cách ấy, Hegel tin rằng mình có thể tránh được sai lầm. Bởi “bản thân
Sự việc” thì không thể lầm lẫn, nên chỉ có những ý kiến mang nét đặc thù
cá nhân của triết gia mới có thể du nhập sự sai lầm, và vì thế, cần phải loại
bỏ càng nhiều càng tốt. Khi phê phán quan điểm của những người khác,
mục đích của ông không phải là để tự thể hiện mình như là kẻ chiến binh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.