những phương cách trong đó tư tưởng quy định chính mình, ngược lại với
việc ở mãi trong sự vô-quy-định hay không được quy định. Nhưng nghĩa
thứ hai của nó, mà Hegel thỉnh thoảng khai thác, là: một quy định-tư duy
như thế có vận mệnh hay đích đến là phải chuyển sang một quy định-tư duy
khác. Sự quy định (Bestimmung) thường tương đương với “khái niệm”
(Begriff): nếu cái gì đó (kể cả một quy định-tư duy) thực hiện trọn vẹn sự
quy định của nó, thì nó cũng thực hiện trọn vẹn khái niệm của nó. Nhưng
“khái niệm” thường được đặt tương phản với tính quy định; chẳng hạn,
cuốn THTG mở đầu bằng khái niệm về tôn giáo, tiến đến [một hình thức]
tôn giáo nhất định/được quy định (bestimmte) nào đó, tức là, tiến đến
những tôn giáo lịch sử cụ thể, và kết thúc với TÔN GIÁO hoàn tất hay
hoàn bị (vollendete), tức Kitô giáo. Khái niệm là tương đối không được quy
định, nhưng sự quy định hay vận mệnh (Bestimmung) của nó là phải tự quy
định chính mình, và cuối cùng là quay trở lại với TÍNH PHỔ BIẾN ban đầu
của mình, nay đã được làm phong phú bởi tính quy định mà nó đã sở đắc
trong suốt hành trình của mình.
Hoàng Phú Phương dịch
Quy luật/Luật và Quy tắc [Đức: Gesetz und Regel; Anh: law and
rule]
Chữ law tiếng Anh có thể dịch sang tiếng Đức thành một số từ, chẳng
hạn: Recht (“quyền, pháp quyền”, (nói chung, chứ không phải theo nghĩa
một luật đặc thù)), Bestimmung (en) (“(những) sự QUY ĐỊNH, các quy tắc,
các điều khoản pháp lý”). Nhưng chữ tiếng Đức thường được dùng để dịch
“law” là Gesetz, từ động từ setzen (“THIẾT ĐỊNH, đặt định”, v.v.), nghĩa là
cái gì đó được đặt định. Giống như “law”, Gesetz vừa chỉ đến các luật của
một cộng đồng vừa chỉ đến các quy luật của TỰ NHIÊN. (Chữ Đức biểu thị
“luật tự nhiên” là Naturgesetz hay Gesetz der Natur, phân biệt với Gesetz
des Rechts, nghĩa là “luật của đất nước”). “Luật tự nhiên”, theo nghĩa là