chúng thành những gì chúng đang tồn tại. Tuy nhiên, con người hay TINH
THẦN, là trường hợp đặc biệt. Vì con người có thể trở nên có ý thức về
mỗi ranh giới đang giới hạn và cấu thành mình. Đặc biệt, Kant lập luận
rằng có các ranh giới đối với NHẬN THỨC của con người, và ông đã nỗ
lực chỉ ra những ranh giới ấy. Tuy nhiên, Hegel cho rằng điều này là bất
khả: nếu có một ranh giới, thì sẽ có cái gì đó nằm ngoài ranh giới, và nếu
tôi ý thức về một ranh giới (tức nâng nó lên thành một sự hạn định), tôi
phải có ý thức về cái gì đó nằm ngoài ranh giới. Vì thế khi gán một ranh
giới cho các năng lực nhận thức của mình, tôi đã vượt khỏi ranh giới rồi
(BKT I, §60). Rốt cục, tinh thần thì không hữu hạn: nó không có một bản
tính xác định, bị giới hạn bởi các bản tính tự nhiên của các sự vật khác; nó
bao chứa và vượt quá (übergreift) các thực thể khác, và tìm thấy mình đang
trong nhà với chính mình (bei sich) nơi chúng. Nó trở nên hoàn toàn TỰ-Ý-
THỨC và trong suốt với chính mình, vì thế hoàn toàn phù hợp với khái
niệm (vô hạn) của nó. Nó không phục tùng cái CHẾT theo cách giống như
các vật thụ tạo khác.
Nhận định của Hegel có hai khuyết điểm chính:
1. Ông thổi phồng sự giới hạn khái niệm và sự giới hạn vật lý: nếu cái
gì đó bị giới hạn về mặt khái niệm trong tồn tại hiện thời của mình, chẳng
hạn một cánh đồng, chứ không phải khu rừng, cái ao, v.v. điều này không
dẫn đến việc nó bị giới hạn (và được cấu tạo, hay thậm chí bị tác động) về
mặt vật lý bởi những gì không phải là nó, tức bởi khu rừng, cái ao, v.v.
Hoàn toàn có thể quan niệm được rằng bề mặt trái đất là một sa mạc thuần
nhất; bấy giờ nó sẽ bị giới hạn về mặt khái niệm chứ không phải bị giới hạn
về mặt vật lý (ít nhất là bởi cái gì đó khác ở trên bề mặt trái đất). Năng lực
của ta trong việc khái niệm hóa và mô tả các thực thể quả thực đòi hỏi sự
giới hạn và sự đa dạng trên phương diện vật lý. Nhưng những cái nằm bên
cạnh, bao quanh một thực thể và tương tác với nó trên phương diện vật chất
không nhất thiết là những láng giềng khái niệm gần gũi nhất với nó: sư tử