tương tác với cỏ cây, mưa gió và linh dương, chứ không thường xuyên
tương tác với những láng giềng thân thích về mặt khái niệm như hổ, báo.
2. Học thuyết cho rằng việc gán, hay có ý thức về, một ranh giới thì đã
vượt khỏi ranh giới đã phạm bốn sai lầm: (a) Nó thổi phồng các khái niệm
về một giới hạn (Schranke) và một ranh giới (Grenze): cánh đồng hay kho
tri thức có một giới hạn (hiện thời) ngụ ý rằng có cái gì đó nằm bên ngoài
giới hạn ấy. Nhưng có một ranh giới đối với những sự giảm thiểu liên tiếp
về giới hạn của một cánh đồng (như tiếp tục chia đôi diện tích cánh đồng
chẳng hạn), tức đến một điểm không-quảng-tính, không nhất thiết ngụ ý sự
hiện hữu của cái gì đó nằm ngoài ranh giới. (Cho dù nếu ta cứ nhân đôi
diện tích liên tục và kết thúc là diện tích bằng toàn bộ bề mặt trái đất, thì
trên đó cũng không có gì nằm ngoài ranh giới); (b) ý thức về một ranh giới
không nhất thiết kéo theo một hình dung về những gì nằm ngoài ranh giới.
Ta biết rằng cánh đồng không thể trở nên nhỏ hơn một điểm, mà vẫn không
thể có hình dung rõ ràng nào về cái gì có thể nhỏ hơn một điểm. Tốc độ ánh
sáng được biết là vận tốc giới hạn từ sự thật rằng khối lượng của một vật
thể đang chuyển động với vận tốc ánh sáng ắt là vô hạn, nhưng không phải
từ một quan niệm rõ ràng về những vật thể chuyển động vượt khỏi tốc độ
ánh sáng; (c) thậm chí nếu ta có thể quan niệm về những gì nằm ngoài một
ranh giới của cái mà ta đang ý thức, điều này cũng không dẫn đến việc ta
biết có cái gì đó nằm ngoài ranh giới; ta có thể quan niệm về những vật-tự-
thân, nhưng qua đó ta vẫn không biết được có vật-tự-thân nào đó; (d) thậm
chí nếu ta biết rằng có cái gì đó nằm ngoài ranh giới, ta vẫn không thể biết
nó là cái gì.
Các học thuyết cho rằng các mối quan hệ qua lại của sự vật phản ánh
các mối quan hệ qua lại của các khái niệm và rằng ý thức về một ranh giới
thì đã vượt qua ranh giới ấy rồi là trung tâm đối với THUYẾT DUY TÂM
của Hegel.
Hoàng Phú Phương dịch