Không giống như Kant, Hegel phân biệt Person với Subjekt, và ông
phân biệt chúng theo hai cách khác nhau, tương ứng với sự hàm hồ của từ
“chủ thể” (Subjekt). Theo một nghĩa, bất kỳ sinh vật nào cũng đều là một
chủ thể, nhưng không phải là một nhân thân (THPQ, §35A.); theo một
nghĩa khác, một Person [Nhân thân] không phải là một Subjekt [Chủ thể],
và chỉ trở thành một Subjekt khi có SỰ PHẢN TƯ của Ý CHÍ vào trong
chính mình, vốn là đặc điểm của LUÂN LÝ (THPQ, §105). Ông cũng phân
biệt Persönlichkeit [nhân cách] với sự TỰ-Ý-THỨC nhưng vẫn bằng nhiều
cách khác nhau: ở cuốn HTHTT, IV.A., một cá nhân (Individuum) không
dám liều mạng sống thì có thể được thừa nhận như một nhân thân, nhưng
không được thừa nhận như một TỰ-Ý-THỨC độc lập, còn ở cuốn THPQ
§35, để là một nhân thân thì cần nhiều hơn là một tồn tại tự ý thức, vì tính
nhân thân đòi hỏi phải ý thức về mình như một Cái Tôi, trong khi TỰ-Ý-
THỨC chỉ là ý thức về chính mình như một tồn tại cụ thể, nhất định mà
thôi. Như vậy, quan hệ giữa Nhân thân [Person] với Chủ thể [Subjekt] và
TỰ-Ý-THỨC [Selbstbewusstsein] là không ổn định. Nhưng không giống
như Kant, theo Hegel, Nhân thân là sự mô tả tương đối trừu tượng và sơ sài
về một con người, chỉ nói lên tính pháp nhân đơn thuần mà thôi. Đặc biệt,
ông nối kết tính nhân thân với đế quốc La Mã, ở đó người công dân bị quy
giản thành những thành viên “nguyên tử” của các quyền sở hữu, thiếu bề
sâu bên trong của chủ thể luân lý và ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC thực chất của
nền Cộng hòa Hy Lạp và La Mã. Tính nhân thân cũng là một đặc trưng cơ
bản của NHÀ NƯỚC hiện đại, nhưng các công dân của nó thì không chỉ là
các nhân thân.
Theo quan điểm của Hegel, để là một nhân thân thì không đơn giản là
phải có một hoàn cảnh riêng, những ham muốn, những nhu cầu, v.v., mà
còn có thể TRỪU TƯỢNG HÓA khỏi tất cả những gì cá biệt đối với mình
và phải biết suy tưởng về mình như là một cái Tôi (THPQ, §35). Đây chính
là một nhân thân theo nghĩa 1(a) của Kant. Là một nhân thân theo nghĩa
này chưa phải là một chủ thể luân lý, chưa phải là một nhân thân theo nghĩa
1(c), nhưng đã có năng lực pháp lý và được pháp luật tôn trọng như một