Husserl Zu den Sachen selbst! (Hãy đến với chính sự vật/sự việc!) có ý
muốn nói điều tương tự như thế.
Sache cũng có mặt trong Tatsache (“sự kiện”), được du nhập ở thế kỷ
XVIII để dịch chữ “matter of fact” (“sự việc thực tế”). Hegel dùng chữ này
theo lối miệt thị để chê bai, chẳng hạn, việc Krug viện dẫn đến “các sự kiện
của ý thức”.
Đinh Hồng Phúc dịch
Suy luận [Tam đoạn luận] và Kết luận [Đức: Schluss/Syllogismus
und Abschluss; Anh: inference/syllogism and conclusion]
Động từ schliessen có nghĩa là “đóng lại, kết luận, rút ra một kết luận,
suy ra”. Danh từ rút ra từ động từ này là Schluss (đóng lại, chấm dứt, kết
thúc, suy luận), được Böhme dùng để dịch chữ La-tinh conclusio, và được
Leibniz và Wolff dùng để biểu thị tiến trình suy luận. Hegel khai thác mối
liên kết này giữa nghĩa “đóng lại” và “suy luận”, lẫn việc động từ
schliessen, kết hợp với tiếp đầu ngữ zusammen (cùng) đã tạo thành động từ
zusammenschliessen (thống nhất, nối kết, kết hợp).
Chữ Hy Lạp syllogismos, xuất phát từ động từ syllogizesthai (suy ra),
cũng có quan hệ với nghĩa “kết luận” và “nối kết” hay “suy ra”. Vì thế
Hegel thường dùng chữ Schluss để biểu thị sự suy luận - còn thỉnh thoảng
ông mới dùng chữ Syllogismus - thường được dịch sang tiếng Anh là
syllogism [tam đoạn luận]. Điều này bất lợi ở chỗ dù chữ syllogismos
nguyên nghĩa là “suy luận”, nhưng nó đã đi đến chỗ chỉ biểu thị những suy
luận nào được Aristoteles xem là có giá trị hiệu lực và những suy luận
tương tự mà các nhà Lô-gíc học theo truyền thống Aristoteles đã thêm vào
mà thôi. Trong khi hầu hết các loại suy luận được xem xét trong Lô-gíc học
của Hegel ít nhiều đều nằm dưới đề mục này, thì một số lại không, nhất là