suy luận quy nạp. (Aristoteles công nhận quy nạp, nhưng không xem nó
như một hình thức suy luận có giá trị hiệu lực).
Giống Kant, Hegel cho rằng Lô-gíc học hình thức không có tiến bộ
đáng kể gì từ thời Aristoteles. Thực tế, Lô-gíc học thế kỷ XVIII và đầu thế
kỷ XIX có một vài bổ sung từ PHÁI Khắc kỷ và thời trung đại vào cho Lô-
gíc học Aristoteles. Chẳng hạn, Aristoteles chỉ công nhận những suy luận
nào mà các tiền đề và kết luận của chúng có một trong những hình thức
sau: 1) khẳng định phổ biến: “Mọi A đều là B”; (2) phủ định phổ biến:
“Không A nào là B”; (3) khẳng định đặc thù: “Một số A là B”; (4) phủ định
đặc thù: “Một số A không là B”. Nhưng Lô-gíc học thời Kant và thời Hegel
đã thêm vào cho những điều trên những hình thức phán đoán CÁ BIỆT: (5)
“A này (ví dụ Socrates) là B”; (6) “A này không phải là B”. Một suy luận
[tam đoạn luận] kiểu Aristoteles có hai tiền đề và một kết luận. Chẳng hạn:
1. Mọi người đều chết.
2. Mọi người Hy Lạp đều là người.
3. Mọi người Hy Lạp đều chết.
1 là tiền đề chính (tiếng Đức là der Obersatz), 2 là tiền đề phụ (der
Untersatz) và 3 là kết luận (Schlusssatz). Nó cũng gồm ba hạn từ hay ba
khái niệm, trong ví dụ trên là “người”, “người Hy Lạp” và “chết”. Hạn từ
xuất hiện trong cả hai tiền đề (tức “người” trong ví dụ trên) là hạn từ trung
gian (Hegel thường chỉ sử dụng die Mitte “cái trung gian”); còn hai hạn từ
kia là “các đối cực”; cực trong tiền đề chính (tức “chết”) là hạn từ chính,
cực trong tiền đề phụ (tức “người Hy Lạp”) là hạn từ phụ. Aristoteles phân
chia suy luận thành ba sơ đồ hay ba hình (Anh: figures) (sau này sẽ có thêm
một hình thứ tư nữa, mà người ta cho là do Galen đưa vào), phân biệt nhau
dựa vào những vị trí của các hạn từ trung gian, chính, phụ. Ví dụ trên là
thuộc hình thứ nhất, vì những hạn từ xuất hiện theo các vị trí sau: )1) hạn từ
trung gian-hạn từ chính; (2) hạn từ phụ-hạn từ trung gian; (3) hạn từ phụ-