TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 424

khuyết này, theo Hegel, được giải quyết bằng mối quan hệ thậm chí còn
chặt chẽ hơn giữa các hạn từ trong các loại suy luận kế tiếp.

(2) Các tiền đề của suy luận, “Mọi người đều chết” và “Caius là

người”, vẫn chưa được chứng minh, và không thể được chứng minh trong
hình 1. Hegel, giống như J.S.Mill, thậm chí phản bác rằng suy luận chứa
đựng một petitio principii [kết luận đã có sẵn trong tiền đề], vì ta không thể
biết rằng mọi người đều chết, trừ phi ta đã biết kết luận, rằng Caius sẽ chết.
Điều này khiến phải du nhập, bên trong mỗi loại suy luận chính, hình 2 và
hình 3 (Đ-C-P và C-P-Đ), vì những hình ấy có thể chứng minh các tiền đề
của hình 1. Nhưng những gì ông đòi hỏi không phải là một sự quy thoái
VÔ TẬN, trong đó các tiền đề của bất kỳ suy luận nào sẽ được chứng minh
bằng hai suy luận xa hơn, mà là một vòng tròn của các suy luận, trong đó
bất kỳ hai hình nào cũng chứng minh cho các tiền đề của hình thứ 3.

Tuy nhiên, Hegel đã đi chệch khỏi học thuyết Aristoteles chính thống

ở chỗ: các suy luận xuất hiện như một phương cách lập luận từ hai mệnh đề
đến mệnh đề thứ ba chỉ là “hình thức chủ quan” của chúng. Các suy luận về
tồn tại-hiện có, vì tính bất tất trong các hạn từ của chúng, dễ phục tùng lối
đọc chủ quan hơn những loại suy luận cao hơn. Nhưng mọi suy luận còn có
một “ý nghĩa khách quan” - tức sự thống nhất của tính phổ biến, tính đặc
thù và tính cá biệt - vốn tự bản chất hay chính yếu là không mang tính
mệnh đề. Về bản chất, suy luận không phải là một hình thức do tư duy chủ
quan của ta mang lại, như Aristoteles đã nghĩ. Theo quan niệm của Hegel,
mọi thứ đều là một suy luận. Cơ bản nhất, mọi thứ đều là một cái cá biệt
của một loài đặc thù và một giống phổ biến. Nhưng một cái toàn bộ tự túc,
chẳng hạn hệ thống mặt trời (mặt trời-các hành tinh-các mặt trăng), NHÀ
NƯỚC, hay vũ trụ xét như toàn bộ, đều là các hệ thống vòng tròn của ba
suy luận nâng đỡ nhau, với một yếu tố phổ biến, một yếu tố đặc thù và một
yếu tố cá biệt, mỗi cái đều phục vụ cho việc thống nhất hai cái kia. Chẳng
hạn, nhà nước chứa đựng con người cá nhân (C), những nhu cầu của người
ấy (Đ) và một chính quyền (P), và mỗi cái đều nối kết hai cái kia. Cũng như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.