Trong những tác phẩm này, Hegel đi từ chỗ thù địch với Kitô giáo
(kiểu giáo hội), khi so với tôn giáo dân gian, trình bày trong (a) và (c), đến
chỗ có thiện cảm sâu sắc với Kitô giáo và chấp nhận rằng tính thực định
của Giáo hội trong (e) là không thể tránh khỏi và đến chỗ cải tiến một
thuyết phiếm thần tình yêu và sinh lực luận (erotic and vitalistic pantheism)
trong (d) và (f). Trong những tác phẩm về sau, ông vẫn quan tâm đến việc
vượt qua sự THA HÓA và sự đối lập, nhưng bấy giờ tư duy khái niệm sẽ
giữ vai trò thống trị.
Nguyễn Văn Sướng dịch
Tập san Phê phán Triết học [Đức: Kritisches Journal der
Philosophie; Anh: Critical Journal of Philosophy]
Men say trí tuệ của cuối thế kỷ XVIII cho ra đời một số tập san do các
nhân vật nổi bật biên tập: Fichte và F. I. Niethammer biên tập Tập san triết
học (1795 - 1800); Schiller biên tập Die Horen (Các mùa) (1795 - 1979);
và A. W. và Schlegel biên tập Athenäum (1798 - 1800). TSPP là ý của
Schelling. Ban đầu ông hy vọng biên tập nó cùng với Fichte, nhưng khi
Fichte nhận thấy những khác biệt giữa chính mình và Schelling (đặc biệt là
sau cuốn STI của Schelling), ông đã từ chối đề nghị này, sau đó Schelling
tuyển Hegel (vào tháng 8 năm 1801), làm đồng biên tập viên cho tập san.
Hegel đã đến Jena vào đầu năm 1801, khi đó gần như chưa được ai biết
đến. Nhưng sự xuất hiện cuốn sách đầu tiên của ông vào tháng 8 năm 1801,
cuốn KBFS, đã mở màn sự bàn luận nghiêm túc về những khác biệt giữa
Fichte và Schelling, và được Schelling tán đồng.
Phê phán thoạt đầu có nghĩa là “đánh giá, phán đoán” và không nhất
thiết liên quan đến việc vạch ra những sai lầm. Kant đối lập phê phán và
thuyết phê phán [Kritizismus], tức việc nỗ lực tìm ra các điều kiện, phạm vi
và các giới hạn của các năng lực NHẬN THỨC của chúng ta, với thuyết
giáo điều [Dogmatismus], tức giả định rằng chỉ một mình lý tính, bằng các