TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 431

khái niệm đơn thuần, mới có thể đạt đến nhận thức về thực tại. Độc giả của
TSPP hẳn sẽ tự nhiên nghĩ đến chữ phê phán [kritisches] mà Kant dùng.
Nhưng TSPP không phải là phê phán theo nghĩa của Kant: nó phê phán,
phần nhiều, không phải các quan năng lý thuyết và thực hành của ta, nhưng
là phê phán các triết gia khác, và nó thường phê phán họ theo nghĩa phát
hiện ra lỗi sai nhiều hơn là theo nghĩa vạch ra các tiền giả định và các giới
hạn của họ. Đó là vì mục tiêu của Hegel (người đã viết phần lớn cho TSPP)
và của Schelling là phải dọn sạch tạp bẩn hay “phản triết học”
(Unphilosophie) như là một sự chuẩn bị cho triết học đích thực. Các triết
học (và phản-triết-học) bị phê phán, chẳng hạn thuyết “lương năng thông
thường” (common sense) của Krug và thuyết hoài nghi của Schulze, hầu
như đều là những sự phát triển triết học phê phán của Kant.

TSPP phát hành từ tháng 1 năm 1802 đến tháng 6 năm 1803 với hai

tập trong ba lần phát hành. Những nội dung chính là:

1. “Dẫn nhập. Về bản chất của thuyết phê phán triết học nói chung và

quan hệ của nó với tình trạng hiện nay của triết học nói riêng” (do Hegel
viết với sự duyệt lại của Schelling, I, 1: tháng giêng năm 1802). Phần này
khảo sát sự bất đồng trong quan niệm về triết học phê phán của các triết gia
khác nhau, một vấn đề hệ trọng trong sự phát triển của các hệ thống triết
học sau Kant. (Hegel so sánh nó với sự phát triển của các triết học ở Hy
Lạp cổ đại). Phần này cho rằng, thuyết phê phán tiền giả định một tiêu
chuẩn không đơn giản là tiêu chuẩn của nhà phê phán hay tiêu chuẩn cho
các đối tượng của thuyết phê phán. Trong trường hợp của triết học, một tiêu
chuẩn như vậy sẽ do “Ý NIỆM về triết học” mang lại mà mỗi một triết học
đặc thù sẽ chỉ hiện thân cho một phương diện đặc thù của ý niệm ấy mà
thôi. Nhưng phản-triết-học (chẳng hạn như “lương năng thông thường”
(common sense) giả mạo là triết học) và nhà phê phán triết học không có
điểm chung mà cả hai đều viện đến. Do đó việc phê phán đối với phản-
triết-học là có tính phủ định và bút chiến. Hegel cũng công kích sự bình
dân hóa triết học: “Triết học bởi chính bản tính của nó là bí truyền... Nó chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.