nhận thức thức triết học (1801), biện hộ cho một hệ thống vừa không phải
đặc sệt duy tâm, lấy cái Tôi làm điểm xuất phát, cũng không phải đặc sệt
duy thực, bắt đầu từ đối tượng, nhưng là cả hai: ta phải trình bày từ “các sự
kiện (Tatsachen) của Ý THỨC, chứa đựng cả CHỦ THỂ và KHÁCH THỂ.
Những đoạn hấp dẫn nhất trong phần điểm sách này liên quan đến (2):
(a) Krug đã thách thức Schelling “diễn dịch” ra mặt trăng, hoa hồng,
v.v., hay thậm chí là cây bút ông đang viết. Hegel đáp lại rằng mặt trăng có
thể được diễn dịch, trong triết học về TỰ NHIÊN, trong văn cảnh của toàn
bộ hệ thống mặt trời. Nhưng ông không đưa ra một câu trả lời thỏa mãn cho
vấn đề về cây bút. Trong HTHTT, ông lập luận (phần phê phán sự XÁC
TÍN CẢM TÍNH, nhưng chắc chắn là nghĩ đến Krug) rằng triết học không
quan tâm đến một thực thể cá biệt, vì nó không thể chỉ quy chiếu độc nhất
đến một thực thể cá biệt. (Bất kỳ một cây bút nào cũng có thể được quy là
“cây bút này”). Nhưng cho dù lập luận này là đúng, thì vẫn còn lại những
câu hỏi là liệu Hegel (hay Schelling) có thể diễn dịch ra những cây bút nói
chung hay không, và nếu không, thì tại sao.
(b) Krug không thể quan niệm về “một hành động hay hoạt động
không có một TỒN TẠI [Sein, tức là thể nền]”, như trong khái niệm duy
tâm về cái Tôi.
(c) Krug không thấy được rằng “PHẢN TƯ triết học” bao hàm sự
VƯỢT BỎ và bảo lưu của Ý THỨC trong một hành vi duy nhất”.
3. “Mối quan hệ của thuyết Hoài nghi với Triết học, Trình bày những
biến thể khác nhau của nó và sự so sánh phiên bản mới nhất với phiên bản
cổ đại” (Hegel, I, 2: tháng 3 1802). Đây là một bài điểm sách cho cuốn Phê
phán Triết học lý thuyết của G. E. Schulze (1801). Schulze lấy tên một nhà
hoài nghi cổ đại cho tác phẩm Aenesidemus hay về các nền tảng của “Các
yếu tố của triết học” của K. L. Reinhold, với một sự biện hộ cho thuyết hoài
nghi chống lại các tiền giả định của phê phán lý tính (1792) (được Fichte
hiệu đính). THUYẾT HOÀI NGHI của Schulze vẫn tồn tại dai dẳng trong