nó (chẳng hạn làm ngơ sự thật về mặt trăng là xét về mặt lô-gíc nó chẳng
thể rơi xuống trái đất được). Người tuyên bố rằng không thể có cái gì đó
vừa vuông vừa tròn là người không trừu tượng hóa đầy đủ. Vì lẽ, cho dù nó
là vuông trong hiện thực, thì vẫn có khả năng nó sẽ trở thành tròn.
(b) Vì thế Hegel quan tâm đến tính khả năng của các sự kiện hay sự
việc hơn là của các MỆNH ĐỀ.
(c) Như ví dụ của ông cho thấy, ông quan tâm đến các khả năng tương
lai: lúc này thì nó vuông, nhưng có khả năng sẽ trở nên tròn.
Không những mọi vật đều là khả năng, mà ngược lại, vì bất kỳ vật gì
CỤ THỂ cũng chứa đựng sự ĐỐI LẬP và mâu thuẫn (chẳng hạn VẬT
CHẤT vừa có lực hút vừa có lực đẩy, BKT I §143A), nên mọi thứ cũng đều
là bất khả về hình thức. Do đó, khả năng hình thức, theo quan niệm của
Hegel, là một khái niệm trống rỗng độc đáo.
2. Các nhà lô-gíc học chính thống (ví dụ Kant) có một khái niệm về
tính tất yếu hình thức phối hợp với với khái niệm về tính khả năng [khả thể]
hình thức: cái tất yếu hình thức là cái gì không thể không tồn tại, hay sự
phủ định của nó là bất khả về hình thức. Nhưng việc Hegel tin rằng mọi vật
đều là khả năng hình thức đã khiến ông không quan niệm như vậy. Vì thế,
ông tiếp tục đi tới khái niệm về tính hiện thực hình thức, tức khái niệm về
hiện thực không theo nghĩa ưa thích của Hegel, mà theo nghĩa là một cái
đang tồn tại hay đang hiện hữu một cách đơn giản, tương phản với cái đơn
thuần là khả năng. Cái hiện thực hình thức là cái bất tất (Zufälliges): tức cái
gì có thể có mà cũng có thể không có. Do đó, việc cái bất tất là cái hiện
thực chỉ là vấn đề ngẫu nhiên (Zufall). Nhưng khái niệm về tính ngẫu nhiên
(Zufälligkeit) thì phức hợp: nó tương phản với những gì là bản chất, tất yếu
hay có mục đích, nhưng nó cũng gợi ra sự phụ thuộc vào cái gì đó khác:
“nói chung cái ngẫu nhiên là cái gì có CƠ SỞ [lý do] tồn tại của nó không
ở trong bản thân nó mà ở trong cái KHÁC” (BKT I, §145A). Hegel suy ra
rằng cái bất tất không đơn giản là một hiện thực TRỰC TIẾP, mà còn đóng