TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 440

đó, thì số lượng có thể không thể ít hơn hay nhiều hơn 193 chẳng hạn, hoặc
theo nghĩa chỉ ra rằng 193 loài vẹt phục vụ MỤC ĐÍCH nào đó theo cách
mà không có con số nào khác làm được. Nhưng theo các nghĩa khác của
“vượt qua sự bất tất”, chẳng hạn trừu tượng hóa khỏi các loài vẹt và rồi tiến
hành Lô-gíc học, hoặc làm cho chúng phục vụ mục đích cao hơn nào đó
bằng cách, chẳng hạn, ăn chúng hay nhồi bông và đặt vào bảo tàng, ta có
thể dễ dàng vượt qua tính bất tất của chúng. Các mô tả trong KHLG
BKT. I không biện biệt đầy đủ giữa các phương cách khác nhau để vượt qua
tính bất tất.

3. Lô-gíc học của Hegel ngụ ý rằng tính bất tất, giống như các phạm

trù khác, phải được hiện thân trong thế giới. Nhưng ông không đưa ra được
mô tả thỏa mãn nào về (a) đường ranh giới được vạch ra giữa cái bất tất và
cái không-bất-tất; (b) tại sao nó phải được vạch ra tại điểm này chứ không
phải tại điểm khác; hay (c) làm thế nào sự hiện hữu của những bất tất đơn
thuần lại tương thích với các đặc tính khác của tư tưởng của ông, chẳng hạn
như thuyết hữu thần triệt để của ông hay việc ông phủ nhận mọi CHẤT
LIỆU hay NỘI DUNG vô-hình-thức riêng lẻ.

Hoàng Phú Phương dịch

Tha hóa và Xuất nhượng/Ngoại tại hóa (sự) [Đức: Entfremdung

und Entäußerung; Anh: alienation and estrangement]

Hegel sử dụng hai từ cho vấn đề này:

(1) Entfremdung tương ứng với động từ entfremden (“làm cho trở

thành xa lạ”), từ chữ fremd (“xa lạ”). Trong tiếng Đức trung đại (tức từ thế
kỷ XII đến thế kỷ XV), từ này nói đến việc lấy đi hay đánh cắp tài sản của
một ai đó và cũng để biểu thị sự “loạn trí”, nhất là sự hôn mê hay bất tỉnh.
Nhưng về sau chữ này trước hết biểu thị sự xa lạ của con người đối với
nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.