sở đắc sự đào luyện văn hóa -, theo Hegel, là giải pháp cho sự tha hóa (1).
Nhưng, lập luận này của Schacht là không đúng. Sự đào luyện văn hóa trở
thành sự sở hữu của cá nhân “thấp hèn”, bị tha hóa (như nơi người cháu của
ông Rameau) không khác gì nơi bất kỳ cá nhân nào: sự đào luyện văn hóa
là môi trường trong đó sự tha hóa (1) diễn ra, chứ không phải giải pháp cho
nó. Sự tha hóa (2) không thể giải quyết sự tha hóa (1), bởi hai lý do:
1. Sự tha hóa (2) là sự đánh mất thực sự sự thuần nhất và sự độc lập cá
nhân, chứ không đơn giản là một sự phục hồi bản chất phổ biến hay tự ngã
hiện thực của cá nhân: sự tha hóa (2) chỉ có nhờ vào sự tha hóa (1), và cá
nhân bị tha hóa (2) là một người xa lạ với chính mình. Hegel tin rằng sự
đào luyện văn hóa nói chung đòi hỏi sự tự-tha-hóa theo một nghĩa mạnh
mẽ, chẳng hạn khi ta làm chủ các ngoại ngữ xa lạ, chứ không đơn giản làm
chủ tiếng mẹ đẻ của chính mình.
2. Ở cấp độ này, bản thể xã hội chưa thể hiện một hệ thống ổn định,
chặt chẽ của những định chế hay giá trị để cá nhân có thể đồng nhất hóa:
nếu cá nhân hiến mình cho NHÀ NƯỚC trong khi loại trừ sự giàu có, thì
quyền lực nhà nước lại chuyển hóa, nghĩa là tự- tha hóa (2) thành một cá
nhân (ông vua chuyên chế) và đồng thời thành một kẻ ban phát sự giàu có -
do đó “chủ nghĩa anh hùng của sự phục vụ” chuyển hóa thành “chủ nghĩa
anh hùng của sự nịnh bợ”; sự giàu có và quyền lực nhà nước có thể lần lượt
được xem như là tốt hoặc xấu tùy vào việc người ta xem nhà nước như là
kẻ duy trì cái thiện phổ biến hoặc như là thế lực xa lạ và áp bức, và xem sự
giàu có phục vụ cho sự khoái lạc nhất thời của riêng mình hay như là phúc
lợi cho tất cả.
Như thế, trong khi Hegel, kỳ cùng, hy vọng vào một sự hòa giải giữa
cá nhân với bản thể xã hội, giúp cho sự thuần nhất của cá nhân không bị tổn
hại, ông không tin rằng điều này có thể thực hiện được trong xã hội bị tha
hóa của vua Louis thứ XIV của nước Pháp, và thiện cảm bộc phát của ông
dành cho nhân vật Rameau cực kỳ bị tha hóa này là vì Rameau nhìn xuyên