đoạn trước của diễn trình PHÁT TRIỂN theo thời gian được vượt bỏ trong
các giai đoạn sau: ví dụ các nền triết học trước Hegel vừa bị phá hủy vừa
được bảo lưu trong triết học Hegel. (Ta có thể nói niềm tin trước đây của ai
đó được vượt bỏ trong niềm tin sau này của người ấy, tức niềm tin chín
chắn hơn, hay bản thảo lần đầu của ai đó được vượt bỏ trong bản thảo cuối
cùng của người ấy). Sự thải hồi/bảo lưu/vượt bỏ của một khái niệm cũng
tương thích để có thể áp dụng cho các loại thực thể thấp hơn: ví dụ:
THUYẾT CƠ GIỚI bị thải hồi/bảo lưu/vượt bỏ trong MỤC ĐÍCH LUẬN,
nhưng nó vẫn tiếp tục có thể áp dụng cho hệ mặt trời. Nhưng các mô-men
bị thải hồi/bảo lưu/vượt bỏ của một tiến trình thời gian thường không thể
khôi phục theo cách tương tự.
Hegel thường kết hợp sự thải hồi/bảo lưu/vượt bỏ lô-gíc của một khái
niệm với sự thải hồi/bảo lưu vượt bỏ vật lý của một sự vật. Chẳng hạn, CÁI
CHẾT là “sự loại bỏ [das Aufheben] một cá thể [động vật] và vì thế là sự
xuất hiện của loài, của TINH THẦN” (BKT II, §376A). Cái chết là sự thải
hồi về mặt vật lý cá thể động vật, nhưng kết quả của điều này không phải là
giai đoạn kế tiếp trong tiến trình vật lý, tức là xác chết, mà là giai đoạn tiếp
theo trong tiến trình lô-gíc, là giống loài, và gián tiếp là TINH THẦN.
Những lý do để Hegel tiến hành sự kết hợp như vậy là: (1) sự thải hồi/bảo
lưu/vượt bỏ đi từ cái thấp hơn đến cái cao hơn, chứ không phải từ động vật
đến xác chết chẳng hạn; và (2) Hegel nhận thấy có nối kết sâu sắc giữa sự
phát triển của các khái niệm và sự phát triển của các sự vật, đấy là điều cốt
tủy trong THUYẾT DUY TÂM của ông.
Đinh Hồng Phúc dịch
Thiết định và Tiền giả định [Đức: Setzung und Vorraussetzung;
Anh: positing and presupposition]
Động từ setzen nghĩa là “đặt để”, “thiết định”; động từ phản thân, sich
setzen, là “ngồi xuống”. Thường thì nó tương đương với chữ gần gũi về