là những thành tố trong nó, chúng thực sự do kết quả thiết định, nhưng
chúng được thiết định trước đó.
(4) Ông cho rằng HỆ THỐNG của ông, và mỗi bộ phận của hệ thống
ấy, hình thành nên một vòng tròn. Điều này mang lại thực chất hơn cho ý
niệm rằng các tiền giả định của hệ thống, hay của bất cứ thành phần nào
của hệ thống, đều do vòng tròn ấy thiết định, nhưng [thiết định] trước đó: ví
dụ, tồn tại thuần túy, mà Lô-gíc học mở đầu, được thiết định bởi phần kết
thúc của Lô-gíc học, tức bởi ý niệm tuyệt đối, và cũng bởi phần kết thúc
của triết học tinh thần, phần kết ấy là triết học và vì thế là Lô-gíc học. Ông
cũng cho rằng thế giới xét như là toàn bộ tạo thành một vòng tròn như thế:
TINH THẦN, xét từ một điểm nhìn là sự kết thúc hay kết quả, thiết định
trước đó những tiền giả định của chính nó, tức ý niệm lô-gíc và tự nhiên.
Việc thiết định trước có nét tương tự với sự vượt bỏ NHỮNG ĐIỀU
KIỆN và sự trung giới của trung giới thành CÁI TRỰC TIẾP. Trong KHLG
và các công trình khác, Hegel đưa ra một số lý giải gần gũi thực tế hơn về
khái niệm tiền giả định:
1. Trong sự TƯƠNG TÁC, một BẢN THỂ, A, có một kết quả được
thiết định trong nó bởi, và vì thế tiền giả định, hoạt động của một bản thể
khác, B. Nhưng bản thân hoạt động thiết định của B là kết quả của hoạt
động trước đó của A đối với B. Vì thế hoạt động của B được thiết định
trước bởi A.
2. (a) Những tiền giả định của một hoạt động, như ăn quả trên cây
chẳng hạn, không nằm trong bản thân những tiền giả định của hoạt động,
mà được làm thành những tiền giả định bởi MỤC ĐÍCH của tác nhân. (So
sánh: sự biến được làm thành, được thiết định như là một nguyên nhân bởi
kết quả của nó). (b) Và chúng cũng không hoàn toàn cần thiết cho hoạt
động. Tác nhân có thể tận dụng những cái khác nếu trái cây này không có
sẵn. (Trái lại, con đường có thể bị ướt, từ nguyên nhân khác nào đó, ngay
cả khi trời không mưa, nhưng điều này không giống như trường hợp trên).