TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 456

ảnh hưởng đến cách giải quyết của Hegel về thời gian, cũng như cách giải
quyết của Aristoteles.

Quyển Vật lý học của Aristoteles nghi ngờ thực tại của thời gian, vì

hiện tại thì mỏng manh quá đỗi, còn quá khứ và tương lai thì không hiện
hữu lúc này. Ông bác bỏ việc đồng nhất hóa thời gian với vận động, nhưng
gắn nó một cách mật thiết với vận động, nhất là với vận động đều, vận
động vòng tròn: thời gian là “con số biến đổi giữa thời điểm trước và thời
điểm sau”. Vì không thừa nhận các mô thức siêu việt [của Plato],
Aristoteles bỏ qua sự phân biệt giữa thời gian và sự vĩnh hằng: aion, ngay
cả khi được áp dụng cho Thượng Đế, là độ dài thời gian vô tận, chứ không
phải là cái vĩnh hằng phi thời gian. Nhưng sự phân biệt này còn tồn tại đến
thời hiện đại, qua tư tưởng của phái Plato-mới và tư tưởng thời trung đại.

Vào thời Hegel, không gian (Raum) và thời gian (Zeit) thường được

xem xét cùng nhau. Có bốn quan niệm được phổ biến rộng rãi về thời gian
và không gian:

(1) Không gian và thời gian mỗi thứ là một sự vật, trong đó các sự vật

khác được chứa đựng. Quan niệm này gắn với Newton.

(2) Không gian và thời gian là những thuộc tính của sự vật, một quan

niệm gần với quan niệm của Aristoteles.

(3) Không gian và thời gian là các QUAN HỆ giữa các sự vật, một

quan niệm do Leibniz khai mào.

(4) Không gian và thời gian là “những mô thức của cảm năng của

chúng ta” và vì thế là “Ý THỂ siêu nghiệm”; ta áp đặt chúng lên các TRỰC
QUAN của ta. Chỉ có các hiện tượng, chứ không phải các vật-tự-thân, tồn
tại trong không gian và thời gian. Đây là quan niệm của Kant.

Kant cho rằng quan niệm của ông giải quyết được các vấn đề (“các

nghịch lý”): thế giới là HỮU HẠN hoặc VÔ HẠN trong không gian và thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.