TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 459

BKT II chủ yếu xem xét khái niệm về thời gian trong các khoa học tự

nhiên, nhưng BKT III lại chứa nhiều nhận xét về tâm lý học về tri giác-thời
gian (§448 và A chẳng hạn). Trong LSTH, v.v., Hegel sử dụng ý niệm về
thời gian lịch sử (và, trong MH, về thời gian của một bản nhạc chẳng hạn)
không thuần nhất, mà được phân thù thành những pha hay giai đoạn: lịch
sử thế giới là “sự phô bày (Auslegung) của tinh thần trong thời gian”.
Nhưng ông không gán cho tương lai tính ưu tiên nào. Triết học thực chất là
hồi cố, giới hạn vào việc hiểu quá khứ và hiện tại. Chúng ta không thể nhìn
thấy trước hay quy định trước cho tương lai, và vì thế nên hòa giải bản thân
mình với hiện tại (Gegenwart). Ông đồng ý với Epicurus rằng tương lai
không phải là mối quan tâm của chúng ta. Học thuyết này bị Kierkegaard
bác bỏ vì cho rằng trong khi đời sống được “hiểu ngược về sau” thì nó phải
“được sống hướng về trước”. Nhưng nó lại dính dáng với quan niệm của
Hegel rằng hành động không phải là sự lựa chọn giữa những cái thay thế
khả hữu tương đương, mà tuân theo những chuẩn mực của ĐỜI SỐNG
ĐẠO ĐỨC.

Trong “Ousia Grammē”, nghiên cứu của Heidegger về Aristoteles

bị Derrida phê phán, vì cho rằng cả quan niệm của Aristoteles về thời gian
lẫn ảnh hưởng sau này của nó là phức tạp và đa diện hơn Heidegger nghĩ.
Điều này cũng đúng đối với quan niệm của Hegel về thời gian.

Đinh Hồng Phúc dịch

Thủ tiêu (sự) [Đức: Negieren/Aufhebung; Anh: cancel,

cancellation] → Xem Vượt bỏ (sự)

Thủ tiêu (sự) [Đức: Aufhebung; Anh: annul, annulment] → Xem:

Vượt bỏ (sự)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.