TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 460

Thực tại [Đức: Realität; Anh: reality] → Xem: Hiện hữu (sự),

Thực tại và Tồn tại-được quy định/nhất định/Tồn tại hiện có [Đức:
Existenz, Realität und Dasein; Anh: existence, reality and determinate
being]

Thượng Đế/Thiên Chúa và Kitô giáo [Đức: Gott und

Christentum; Anh: God and Christianity]

Giống như hầu hết những người cùng thời, Hegel tuyên xưng đức tin

vào sự hiện hữu của Thượng Đế. Nhưng những khái niệm về NIỀM TIN,
sự HIỆN HỮU và Thượng Đế đều đáng ngờ:

1. Ở cấp độ TIN, Hegel tin vào thần tính ngôi vị của Nhà thờ Tin

Lành. Nhưng ông không đơn giản chấp nhận học thuyết này mà không nỗ
lực lĩnh hội và biện minh nó một cách hợp lý tính. Tuy nhiên, sự lĩnh hội và
biện minh thuần lý về các HÌNH TƯỢNG của niềm tin không có nghĩa là
để chúng bất biến như vậy. Nhận thức triết học biến các biểu tượng này
thành những tư tưởng. Và khi làm điều ấy, các triết gia thường biến đổi nội
dung của niềm tin, chẳng hạn biến Thiên Chúa ngôi vị của Kitô giáo thành
một “Hữu thể tất yếu”. Các triết gia trung đại viện đến học thuyết về “chân
lý kép”, tức chân lý của niềm tin và chân lý của lý tính, vốn không những
không trùng khít nhau, mà còn xung đột nhau. Và một trong những mục
đích của Hegel là vượt qua sự đối lập, giống như những sự đối lập khác,
giữa sự giàu có của niềm tin truyền thống và sự nghèo nàn của lý tính triết
học. Vì thế triết học của ông được dự định là có cùng một nội dung như
Kitô giáo, nhưng khác về HÌNH THỨC.

2. Quan niệm về sự hiện hữu của Thượng Đế bộc lộ một số khó khăn.

Một khó khăn là các thuật ngữ thường dùng để chỉ “tồn tại” và “hiện hữu”
có khuynh hướng ám chỉ rằng Thượng Đế là một thực thể HỮU HẠN bên
cạnh các thực thể khác, và cũng hiện hữu giống như cách mà các thực thể
hữu hạn kia mà thôi. Khó khăn khác nữa là khi chúng ta nói về sự hiện hữu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.