(Gemeinde), và do đó, như là sự Tự ý thức của/về Thiên Chúa. Đó là cái
tương tự theo nghĩa tôn giáo của lĩnh vực thuộc về Geist xét như một toàn
bộ, tương phản với ý niệm lô-gíc và giới tự nhiên (1). Hegel không dành
tính ưu tiên cho cộng đồng Kitô giáo nguyên thủy: Geist theo nghĩa này,
cũng như theo những nghĩa khác, phát triển và các giai đoạn sau của nó là
cao hơn các giai đoạn trước, chẳng hạn, không còn cần đến sự hiện diện
cảm tính của Đấng Kitô cho ĐỨC TIN.
Hegel không xem những nghĩa trên là các nghĩa tách biệt nhau của
Geist, mà là các giai đoạn được liên kết một cách có hệ thống trong sự phát
triển của một Geist duy nhất. Điều này có thể có được là bởi ba đặc điểm
đặc biệt của Geist: (a) nó không phải là VẬT làm nền tảng hay là cơ chất
nào ở bên dưới, mà là hoạt động thuần túy; (b) nó phát triển qua các giai
đoạn để thành những hình thức ngày càng cao hơn, và chủ yếu qua sự phản
tư về giai đoạn hiện thời của nó; và (c) nó chiếm lĩnh, cả trên phương diện
nhận thức lẫn trên phương diện thực hành, cái khác hơn là chính nó, đó là
giới tự nhiên cũng như các cấp độ thấp hơn của Geist, và tự hiện thực hóa
chính mình trong chúng. Sự phát triển của Geist đôi khi được quan niệm là
có tính lô-gíc và phi thời gian (chẳng hạn, trong BKT III), đôi khi được xem
là có tính lịch sử (trong các BÀI GIẢNG).
Mặc dù ta nói về “tinh thần Hy Lạp”, về “sự nhất trí, đồng lòng” (“of
one mind”), cũng như về “tinh thần đồng đội”, từ “mind” (“tâm trí”) trong
tiếng Anh, hơn là từ “spirit” (“tinh thần”), nói lên một trung tâm duy nhất
của ý thức. Như thế, “tinh thần” khách quan và “tinh thần” tuyệt đối có thể
được xem như thiếu một sự nhất thể đặc biệt của “tinh thần” chủ quan, và
“tinh thần thế giới” chỉ có nghĩa đơn giản là sự mạch lạc có tính thuần lý
của lịch sử, chứ không phải là một “tâm trí” (“mind”) mà sự phát triển
mạch lạc của nó giải thích sự mạch lạc của lịch sử. Nhưng nghĩa bóng của
“tinh thần” không thể hoàn toàn bị loại trừ khỏi bất kỳ sự sử dụng chủ yếu
nào về từ Geist của Hegel, vì ba lý do: