TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 476

a) Đôi khi, ông nói đến Weltseele (linh hồn-thế giới), quy đến học

thuyết (do các nhà Pythagoras và đối thoại Timaeus của Plato khởi xướng,
và được các nhà Khắc kỷ, Plotinus, Giordano Bruno và Schelling tán đồng)
rằng thế giới xét như toàn bộ là một SINH THỂ được một linh hồn đơn lẻ
truyền sức sống. Nhưng Hegel không tán đồng quan niệm này, ít nhất là
trong những tác phẩm thời sau của ông. (BKT III, §391).

b) Trong tư tưởng Hy Lạp, nhất là Plato và Aristoteles, linh hồn là

nguyên tắc của SỰ SỐNG. Vì thế, bất kỳ thứ gì sống động, loài vật và con
người (Plato), kể cả cây cỏ (Aristoteles) đều có một linh hồn. Psuchē bao
chứa mọi hoạt động tâm thần: dinh dưỡng và sinh sản (Aristoteles), tri giác,
xúc cảm, lý tính (Plato và Aristoteles). Khi sinh vật chết đi nó đánh mất
linh hồn của mình. (Linh hồn, hay một bộ phận nào đó của nó, có tồn tại
sau CÁI CHẾT hay không là một câu hỏi gây tranh cãi). Hegel tán đồng
cách sử dụng này về Seele, vì thế gán linh hồn cho bất kể cái gì có sự sống:
cây cỏ, loài vật và con người. Nhưng Seele, khác với psuchē, không bao
chứa toàn bộ hoạt động tâm thần, mà chỉ bao chứa những hoạt động nào
con người có chung với cây cỏ và loài vật: các phẩm tính của cơ thể và
những biến đổi, cảm giác, tình cảm và thói quen (BKT III, §§388-412). Nó
tương phản với Ý THỨC và tinh thần (Geist). Seele theo nghĩa này không
phải là một VẬT; nó không phải là một thành tố có thể tách rời khỏi sinh
thể hữu cơ; và giống Aristoteles, Hegel không có ý gán tính bất tử cho nó.
Nó là khâu trung gian giữa thể xác và tinh thần (BKT I, §34A).

c) Seele thường được dùng một cách ẩn dụ để chỉ “phương diện bản

chất, bên trong” của một thực thể vốn không có sự sống theo nghĩa đen.

d) Descartes (và đôi khi Plato) xem linh hồn là một BẢN THỂ riêng

biệt, được kết hợp với thể xác, và có thể tồn tại sau khi thể xác chết đi.
Plato có xu hướng xem linh hồn theo nghĩa này như cái hoàn toàn trí tuệ
hay thuần lý; với Descartes, nó chỉ có tính trí tuệ, còn loài vật là những bộ
máy không-linh-hồn. Wolff và các nhà duy lý theo Leibniz khác đã biến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.