TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 487

tính phổ biến của “cái Tôi” còn một ý nghĩa phụ trội: Tôi chia sẻ điểm cốt
lõi của TƯ DUY thuần lý với mọi người khác, và khi tôi tập trung đơn độc
vào điều này thôi, tức trừu xuất khỏi mọi đặc điểm cá nhân về tinh thần và
thể chất, tôi đánh mất mọi nghĩa về bản thân mình như một cá nhân đặc thù
và, nhất là trong khi tiến hành lô-gíc học, tôi trở nên hoàn toàn bị hấp thu
vào “SỰ VIỆC” của tôi. [Xem mục từ: Sự vật và Sự việc. N.D].

(4) Nhưng không ai có thể chỉ là một cái Tôi-tự ý thức: cái Tôi-ý thức

nằm trong một cơ thể thuộc loại xác định nào đó. Nó cũng làm cho có ý
thức về thế giới tách biệt với chính nó, và bị ý thức ấy buộc phải làm như
vậy, tức tách biệt với một thế giới mà cái Tôi, khi đi cùng với những cái
Tôi khác, phải vượt bỏ rồi quay trở lại với chính mình xét như là Tinh thần.
Cái Tôi, vì thế, là một cái phổ biến tích cực, đang hoạt động, mà về bản
chất, chứa đựng cả TÍNH ĐẶC THÙ và TÍNH CÁ BIỆT, do đó, là một cái
phổ biến CỤ THỂ (theo một trong nhiều nghĩa của cụm từ này).

Vì cái Tôi là hoàn toàn phổ biến và tuy vẫn cần có một cái khác để nó

vượt bỏ, rồi từ sự vượt bỏ ấy quay trở về với chính mình, nên Hegel đồng
hóa cái Tôi với KHÁI NIỆM, vốn cũng là cái hoàn toàn phổ biến và phải
phát triển thành tính đặc thù và tính cá biệt. Dù vậy, sự đồng hóa này không
những phụ thuộc vào việc Hegel tin rằng cái Tôi là minh họa tốt nhất cho
khái niệm (chẳng hạn, minh họa tốt hơn so với minh họa về hạt mầm của
một cái cây), mà còn phụ thuộc vào việc ông tin rằng cái Tôi, về căn bản, là
đồng nhất với những tư tưởng hay khái niệm phổ biến mà nó sử dụng: tôi
không thể gián cách hoàn toàn bản thân tôi khỏi tư tưởng của tôi, giống như
tôi có thể gián cách mình với những ham muốn và tri giác của mình - chẳng
hạn bằng cách giả định rằng chúng có thể là hoàn toàn khác với những gì
chúng ta đang tồn tại hoặc bằng cách xem chúng như những lực xa lạ đang
giam cầm tôi trong sức mạnh của chúng - vì bản thân cái Tôi-ý thức, và
hành vi gián cách bản thân mình với những gì được xem là Không-Tôi,
chứa đựng tư tưởng về cái Tôi và những tư tưởng khác, như tư tưởng về sự
khác biệt. Vì thế, sự phát triển của cái Tôi đi từ ý thức đến TỰ-Ý-THỨC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.