thuyết, v.v. đi kèm với nó. (Ông cũng tiếc cho sự thất bại của Luther trong
việc xác lập một tôn giáo duy nhất cho người Đức). Hegel chia sẻ cả Kitô
giáo của Herder lẫn niềm hoài cổ của ông đối với tín ngưỡng dân gian,
nhưng đó là tín ngưỡng dân gian Hy Lạp chứ không phải tín ngưỡng dân
gian Đức.
Theologie khác với Religion. Từ chữ theos (“thần”) và logos (“ngôn
từ, lý tính”, v.v.), nó có nghĩa là môn khoa học nghiên cứu về Thượng Đế
hay về các sự việc thần linh, và Hegel xem hoạt động nghiên cứu ấy là sự
PHẢN TƯ của tư tưởng về các chân lý được hiện thân trong tôn giáo.
Nhưng ông không bằng lòng với nền thần học ở thời ông. Ít ra có bốn loại
hình thần học đụng phải sự phản đối của ông:
(1) “Thần học thuần lý (rationelle) của các nhà tư tưởng Khai minh
như Wolff, người đã nỗ lực chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế và các
chân lý tôn giáo khác. Nền thần học này vừa tiếp thu quá nhiều lại vừa quá
ít từ tôn giáo: nó TIỀN GIẢ ĐỊNH các BIỂU TƯỢNG tôn giáo (đặc biệt là
THƯỢNG ĐẾ) thay vì suy ra chúng một cách đúng đắn, vì thế làm nghèo
nội dung của tôn giáo. Nó xem Thượng Đế chỉ là một ĐỐI TƯỢNG
(Gegenstand) và không xét đến sự hiệp thông của chúng ta với Ngài (và sự
hiệp thông của Ngài với chúng ta) trong tôn giáo.
(2) Lối quy giản tôn giáo thành LUÂN LÝ của Kant, đặc biệt là trong
cuốn TG.
(3) Quan niệm của Schleiermacher và Jacobi rằng tôn giáo được đặt
trên cơ sở XÚC CẢM hay NHẬN THỨC TRỰC TIẾP. Về quan niệm này,
theo Hegel, tôn giáo vẽ những đường thẳng vào không gian trống rỗng.
(4) Thần học lịch sử, chỉ đơn thuần ghi chép LỊCH SỬ của các học
thuyết tôn giáo, chứ không nghiên cứu về CHÂN LÝ hay lý tính của
chúng. Nền thần học này chỉ đề cập đến tôn giáo, chứ không phải Thượng
Đế.