TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 493

xung đột nhau; đối với Hegel, chúng ít nhiều trùng khớp. Nhưng cả nghiên
cứu tổng quát của ông về học thuyết lẫn việc ông áp dụng nó đều có khiếm
khuyết:

(a) Việc minh định các hình thức, trong đó nghệ thuật, tôn giáo và triết

học trình bày nội dung của chúng, là không thỏa đáng. Hegel thừa nhận
rằng, thi ca bao hàm cả sự hình dung bằng biểu tượng, cũng như TRỰC
QUAN. Triết học cũng đòi hỏi phải có các sự hình dung, ví dụ như, hình
dung về nam châm. Cách hiểu của ông về “hình dung” là quá dễ thay đổi
và hàm hồ cho việc phục vụ mục đích của nó. (Một số ý niệm, chẳng hạn:
TINH THẦN, vừa có vai trò là một biểu tượng tôn giáo, vừa có vai trò của
một tư tưởng triết học).

(b) Việc Hegel phiên dịch biểu tượng tôn giáo thành tư tưởng triết học

thường là một sự chọn lọc tùy tiện từ một số sự phiên dịch cũng hợp lý
không kém, nhưng lại không có một thể thức thuần lý nào để chọn lựa giữa
chúng.

(c) Vẻ hợp lý như ta thấy ở các trường hợp phiên dịch như thế thường

dựa vào những lối lý giải nước đôi về tôn giáo ở trong ngôn ngữ riêng của
nó, ví dụ việc thực sự loại bỏ SỰ BẤT TỬ ra khỏi Kitô giáo.

2. Nếu tôn giáo có cùng nội dung với triết học, nhưng với hình thức

thấp hơn, thì tại sao ta lại còn cần đến tôn giáo? Hegel có những câu trả lời
như sau:

(a) Trong những giai đoạn nào đó, một tôn giáo, chẳng hạn như Kitô

giáo sơ kỳ, trình bày chân lý, ví dụ như tự do và công bằng có tính nền tảng
cho tất cả mọi người, một cách thỏa đáng hơn so với triết học đương thời.

(b) Ngay cả khi triết học bắt kịp tôn giáo và trình bày cũng chân lý ấy

bằng ngôn ngữ triết học, thì chính việc làm ấy đã lấy những thành tựu của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.