TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 494

tôn giáo làm tiền đề. Nói chung, những bước tiến của triết học nơi một thời
đại hay nơi một cá nhân đều tiền giả định những bước tiến của tôn giáo.

(c) Tôn giáo không phải là không cần thiết ngay cả khi triết học đã bắt

kịp: triết học về cơ bản là có tính cách bí truyền, chứ không hấp dẫn và
cũng không dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng trong hình thức thuần túy
của nó. Trái lại, tôn giáo chiếm được trí tưởng tượng của đông đảo quần
chúng, và trình bày cho họ những chân lý uyên áo về vũ trụ và vị trí của họ
trong vũ trụ bằng một hình thức hấp dẫn. Ngay cả một nhà triết học cũng
không cần phải xem các bài giảng và hội thảo là sự thay thế thỏa đáng cho
nghi lễ tôn giáo cộng đồng.

(d) Tôn giáo phục vụ cho các mục đích của trật tự luân lý và chính trị,

nhưng tôn giáo và thể chế chính trị phải hài hòa, vì luật lệ do con người đặt
ra có sức mạnh không đáng kể so với lương tâm tôn giáo: “Chính việc thay
thế một hệ thống đạo đức đồi bại, hiến pháp và nền lập pháp của nó, mà
không chịu biến đổi tôn giáo, và việc có một cuộc cách mạng mà không cần
đến một sự cải cách là một sự điên rồ của thời hiện đại. (BKT III, §552).
Nhưng sự cần thiết của tôn giáo không nằm ở chỗ nó phục vụ một số mục
đích định sẵn nào đó: chính tôn giáo quy định cái gì là quan trọng đối với ta
và mục đích của chúng ta là gì, chứ không phải được xét đoán bởi một mục
đích ở bên ngoài nó.

Sau khi Hegel mất, triết học tôn giáo của ông làm dấy lên nhiều cuộc

tranh cãi. Chính các nhà Hegel “cánh tả” như Strauss (Cuộc đời Chúa
Jesus
, 1835), Feuerbach (Bản chất của đạo Kitô, 1841) và Marx là những
người có những đóng góp quan trọng nhất.

Đinh Hồng Phúc dịch

Tồn tại hiện có/nhất định/được quy định [Đức: Dasein; Anh:

determinate being] → Xem: Hiện hữu (sự), Thực tại và Tồn tại-được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.