TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 496

gia cho rằng vạn sự vạn vật đều không đứng yên trong tồn tại, mà trong sự
trở thành và xung đột liên tục. Plato tán thành học thuyết này đối với thế
giới hiện tượng, và trong đối thoại Timaeus, ông cho rằng từ “tồn tại” chỉ
nên được dùng cho những MÔ THỨC hay những Ý NIỆM bất biến, còn từ
“trở thành” mới được áp dụng cho thế giới HIỆN TƯỢNG thoái hóa. Các
triết gia Hy Lạp hậu kỳ, phần lớn đều chia sẻ quan niệm của Plato: chuộng
tồn tại hơn là sự trở thành. Ngược lại, các nhà tư tưởng Đức, lại chuộng sự
trở thành
hơn là sự cứng nhắc của tồn tại và áp dụng “sự trở thành” cho sự
PHÁT TRIỂN đầy xung đột của LỊCH SỬ và SỰ SỐNG. Meister Eckhart
xem sự trở thành là BẢN CHẤT của Thượng Đế. Châm ngôn của Goethe:
“Hãy trở thành chính mình!” đã được Nietzsche lập lại trong “Zarathustra
đã nói như thế”
(1883/84), gán những gì đang trở thành cho LÝ TÍNH (“là
cái thưởng thức sự phát triển”), còn cái gì đã trở thành, do đó, đang tồn tại,
đang là,
cho GIÁC TÍNH (“là cái muốn bám chặt sự vật để có thể sử
dụng”). Như Nietzsche đã viết trong Khoa học vui tươi (1882): “Người
Đức chúng ta đều là môn đệ của Hegel, kể cả khi không có một ông Hegel
nào cả, vì, khác với các nước La-tinh khác, một cách bản năng, ta đã gán
một ý nghĩa sâu xa và phong phú cho sự trở thành, cho sự phát triển, hơn là
cho cái gì “đang là”; ta rất khó tin vào sự biện minh cho khái niệm “tồn
tại””.

Giống Heraclitus, Hegel xem sự đối lập và xung đột là thuộc về bản

chất của sự trở thành. Ông cũng thấy bản thân thế giới và những khái niệm
nhờ đó chúng ta phạm trù hóa nó, là đang trở thành hơn là tĩnh tại. Cái
TUYỆT ĐỐI không phải là thực thể bất biến làm nền tảng cho nhưng nỗ
lực của ta để hiểu nó, mà chính là sự phát triển của những nỗ lực này.
Tương tự như thế, KHOA HỌC không phải là một chuỗi những kết quả độc
lập với tiến trình nhờ đó ta đi đến được với chúng, mà thiết yếu là việc tiến
hành tiến trình ấy. Nhưng không giống như Nietzsche và Heraclitus (theo
diễn giải của Hegel), Hegel không vứt bỏ toàn bộ sự tồn tại để thay chỗ
bằng dòng chảy biến dịch không ngừng nghỉ. Những khoảng ngừng của sự
tồn tại ổn định tương đối, lĩnh vực của giác tính hơn là lý tính, đều là thiết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.