TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 498

Trường đoạn này trong Khoa học Lô-gíc đã lôi cuốn các nhà chú giải

cũng như các nhà phê phán Hegel - trong số họ là Feuerbach - ngay từ khi
nó mới xuất hiện lần đầu tiên. Phải chăng tư tưởng về tồn tại thuần túy là
một tư tưởng thật sự? Nó là trực tiếp, hoặc thực ra đã tiền-giả-định một sự
dự đoán về chỗ kết thúc của Khoa học Lô-gíc, tức ý niệm tuyệt đối? Làm
sao những khái niệm có thể trở thành, hay chuyển sang nhau (übergehen),
thay vì quan hệ với nhau một cách tĩnh tại bằng sự đồng nhất, sự khác biệt
(hay bằng mối quan hệ phức tạp hơn nào đó về sự đồng nhất-trong-khác
biệt)? Tại sao sự trở thành là kết quả thích đáng duy nhất của sự bất ổn định
của tồn tại và hư vô? Một số những khó khăn này có thể phần nào được
giảm thiểu, nếu ta nhớ đến bối cảnh tranh luận thần học và siêu hình học
khi Hegel viết và liên hệ trong đoạn văn trên đây của Khoa học Lô-gíc. Các
triết gia đương thời của Hegel thường thích đề ra những yêu sách như:
“Thượng Đế (hay cái tuyệt đối) là tồn tại (hay là tồn tại thuần túy)” hoặc:
“Cái tuyệt đối là sự bất phân biệt thuần túy/sự đồng nhất”. (Hegel tin rằng
“sự đồng nhất tuyệt đối”, hay bất kỳ sự diễn đạt nào khác, là tương đương
với “tồn tại”, nếu nó diễn đạt một khái niệm có tính trực tiếp). Nhưng, theo
Hegel, nếu không có gì là đúng (hay có thể biết được) về THƯỢNG ĐẾ
hay cái TUYỆT ĐỐI ngoài việc cho rằng đó là sự tồn tại, thì những yêu
sách ấy cũng không khác gì với yêu sách cho rằng Thượng Đế hay cái tuyệt
đối là hư vô hay không tồn tại. Bởi ngược lại, cho rằng Thượng Đế không
tồn tại hay là hư vô thì cũng không vững chắc giống như thế, và sẽ dẫn đến
chỗ nói rằng Thượng Đế tồn tại. (Một nhà vô thần có thể tranh cãi về bước
lập luận này, nhưng Hegel tin rằng bất kỳ yêu sách nào có tính khái niệm về
thực tại thì đều là một yêu sách về Thượng Đế hay cái tuyệt đối, và chí ít
cũng là một thuyết hữu thần tối thiểu). Con đường duy nhất để thoát ra khỏi
sự bất ổn định ấy là phải phát triển và lấp đầy những khái niệm được ta áp
dụng vào cho cái tuyệt đối.

Hegel cho rằng khái niệm về “tồn tại thuần túy” là được bao hàm mặc

nhiên trong chữ “là” của câu phán đoán biểu thị, mà ông sẽ bàn trong “Học
thuyết về Khái niệm”. (Phần 3 của KHLG). Còn trong chương khởi đầu này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.