của Khoa học Lô-gíc, Hegel chưa phân biệt giữa ba nghĩa khác nhau của
chữ “là”: biểu thị, nhận diện và hiện hữu. Một lý do cho điều này là khi
bàn về sự phán đoán, Hegel có xu hướng nhập chung sự biểu thị và sự nhận
diện. Nhưng lý do khác, có lẽ gần gũi hơn là ở chỗ: những sự phân biệt như
thế chỉ có thể được rút ra sau khi đã du nhập những khái niệm cụ thể hơn so
với khái niệm tồn tại: chẳng hạn sự phân biệt giữa “Thera là thô lỗ”, “Thera
là người Santorini” và “Thera tồn tại” không thể được rút ra trước khi ta
phát triển các khái niệm như “CÁI CÁ BIỆT” và “CHẤT”, trong ví dụ trên
đây là “Thera” và “thô lỗ”. Nhưng điều này lại không được phép thực hiện
ở cấp độ của tồn tại thuần túy: những khái niệm cụ thể hơn phải được tái
tạo một cách lô-gíc chứ không thể được tiền-giả-định ngay ở khởi điểm.
Cũng thế, yêu sách rằng: “Thượng Đế tồn tại” (cũng như “Thượng Đế là hư
vô, không tồn tại”), sở dĩ là trống rỗng vì Hegel phủ nhận bất kỳ nội dung
nào được gán cho từ “Thượng Đế” mà tách rời khỏi những gì có thể làm
được trong cấp độ này của Lô-gíc học, đó là cấp độ của sự tồn tại.
Bùi Văn Nam Sơn dịch
Trách nhiệm/Lỗi [Đức: Schuld; Anh: responsibility] → Xem:
Hành động, Hành vi/Việc đã làm và Trách nhiệm/Lỗi [Đức: Handlung,
Tat und Schuld; Anh: action, deed and responsibility]
Tri giác, Cảm giác [Đức: Wahrnehmung, Empfindung; Anh:
perception, sensation] → Xem: Trực quan, Tri giác, Cảm giác và cái
Cảm tính [Đức: Anschauung, Wahrnehmung, Empfindung und das
Sinnliche; Anh: intuition, perception, sensation and the sensory]
Tri thức/Biết, Nhận thức và Xác tín (sự) [Đức: Wissen, Erkenntnis
und Gewissheit; Anh: knowledge, cognition and certainty]