TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 502

tới việc biết. Do đó, Hegel thường đối lập một cách bất lợi đối với Wissen
so với Erkennen, như một tri thức trực tiếp và không trung giới nên nó
không thể nắm bắt được các mối tương quan CỤ THỂ. (Trong nhận thức
triết học, những bước nhờ đó ta đạt đến một kết quả là được bao hàm trong
cấu trúc của kết quả). Hegel trích dẫn châm ngôn “ta wissen (biết) rằng
Thượng Đế hiện hữu, nhưng ta không erkennen (nhận thức được) Thượng
Đế [nghĩa là không nhận thức được bản tính cụ thể hiện thực của Ngài]”
(BKT III, §445A). Một lần nữa, học thuyết của Jacobi rằng ta trực tiếp biết
sự hiện hữu của Thượng Đế, v.v., là một học thuyết về Wissen (cái biết)
trực tiếp; ngược lại, Erkennen nhất định là được trung giới (BKT I, §§61 và
tiếp). Nhưng Wissen không phải lúc nào cũng bị so sánh một cách không
thuận lợi so với Erkennen: ví dụ: “tri thức tuyệt đối” trong HTHTTdas
absolutes Wissen [cái biết tuyệt đối]
. Có hai lý do cho điều này: (1) Wissen
được hướng đến Wissenschaft (“KHOA HỌC”) luôn luôn mang nghĩa được
ưu ái, và thoát ly khỏi Gewissheit (“sự xác tín”) thường có nghĩa xấu. (2)
Vì kết quả của sự nhận thức THẢI HỒI những bước mà nhờ đó ta đạt được
nó, và do đó kết quả là trực tiếp theo một nghĩa cao hơn, và vì thế Wissen
tương đương với Erkennen.

Hegel khảo sát Erkennen (mà không phải là Wissen), tức là sự nhận

thức HỮU HẠN của các khoa học tự nhiên và toán học, trong Lô-gíc học:
sự nhận thức mang tính phân tích hoặc tổng hợp. Những quan niệm này
(không có sự nối kết chặt chẽ với PHÁN ĐOÁN phân tích và tổng hợp) rút
ra từ nhà toán học Papus người Hy Lạp: phân tích pháp (hay phương pháp
quy thoái) và tổng hợp pháp (phương pháp quy tiến) là hai phương thức
được sử dụng, thường là bổ sung cho nhau trong hình học. Nếu ta có một
vấn đề cần giải quyết hay một định lý mà chân trị của nó là chưa được nhận
ra, phân tích pháp bắt đầu bằng cách giả định vấn đề đã được giải quyết hay
chân lý của định lý, rồi sau đó rút ra những hệ luận từ sự giả định ấy.
Chúng ta giả định, ví dụ, chân lý của định lý A, sau đó rút ra B từ A, và C
từ B, cho tới khi chúng ta đạt đến một định lý, nói rằng M, mà chân trị của
nó là đã được biết rồi. Nếu M là sai, thì lúc này A được biết là sai. Nếu M

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.