triết học khác. Các nền triết học cao hơn (chẳng hạn, thường là các nền triết
học xuất hiện muộn hơn trong LỊCH SỬ) VƯỢT BỎ các nền triết học thấp
hơn, hiện thân cho các nguyên tắc mà chúng đã đơn độc đưa ra. Nền triết
học của Hegel là triết học PHỔ QUÁT chứa đựng tất cả những gì là chân lý
trong các nền triết học trước đó. Dấu hiệu cho thấy nền triết học này cao
hơn nền triết học khác là năng lực của nền triết học trước phản tư về nền
triết học sau theo cách mà nền triết học sau không thể phản tư về nền triết
học trước: triết học của Hegel không chỉ phản tư về chính mình mà còn về
tất cả các nền triết học khác, và vì thế là nền triết học tối cao. Ta không
được suy từ đó ra rằng người mới vào nghề có thể tiếp nhận triết học Hegel
ngay lập tức: nhưng nếu người ấy tiếp thu được nền triết học thấp hơn nào
đó, và nếu chịu nỗ lực suy tưởng đúng mức (và với sự hướng dẫn của
Hegel), thì sẽ đạt đến được hệ thống của Hegel.
Cù Ngọc Phương dịch
Triết học Pháp quyền (1821) [Đức: Philosophie des Rechts; Anh:
Philosophy of Right]
Nhan đề đầy đủ là: Các cơ sở của triết học pháp quyền hay Đại cương
pháp quyền tự nhiên và khoa học về nhà nước (Grundlinien der
Philosophie des Rechts oder Naturrecht und Staatswissenschaft im
Grundrisse) [bản tiếng Việt, NXB Tri thức, 2010]. Giống như BKT, nó
được dự kiến là một quyển sách giáo khoa đi kèm các bài giảng của Hegel
và vì thế gồm nhiều phân đoạn được đánh số, thường là ngắn và khó hiểu.
Nhưng Hegel bổ sung thêm các “Nhận xét” dễ đọc hơn cho độc giả rộng
rãi, và, trong ấn bản năm 1833 của mình, E. Gans đã đưa các “Giảng thêm”
từ các ghi chú về các bài giảng của Hegel. Các phần bổ sung này được tái
hiện trong hầu hết các ấn bản và các bản dịch mới nhất. Hegel đưa ra
những chú thích rộng về phần thứ nhất của THPQ trong bản chép lại công
trình này của chính ông. Các chú thích này được Lasson xuất bản vào năm