TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 510

TƯỢNG; (b) ý chí phản tư về chính mình tương ứng với LUÂN LÝ; (c) sự
thống nhất của (a) và (b) tương ứng với ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC. Cả ba
“pha” này là những sự hiện thực hóa lần lượt và ngày càng thích đáng hơn
của khái niệm pháp quyền. Vì thế (a) là khái niệm trừu tượng về pháp
quyền, tương tự với hạt giống cùng với khái niệm đã được mã hóa trong nó,
trong khi (c) (hay mô-men cuối cùng của (c), NHÀ NƯỚC) là khái niệm đã
được hiện thực hóa hoàn toàn, tức là ý niệm, tương tự với cái cây đã được
phát triển đầy đủ. Nhưng cho dù những mô-men nhất định nào đó của pháp
quyền có được gắn một cách cụ thể với những giai đoạn lịch sử đặc thù (ví
dụ pháp quyền trừu tượng với Đế quốc La Mã), thì chúng không kế tục
nhau về mặt lịch sử: chúng là tất cả những yếu tố cơ bản hay MÔ-MEN của
nhà nước hiện đại, một nhà nước VƯỢT BỎ và bao gồm các đặc trưng
chính của các hình thái chính trị trước đó.

3. Pháp quyền trừu tượng: ý chí được hiện thân trong một đối tượng

bên ngoài, SỞ HỮU, và vì thế là một “nhân thân”. Phần này có ba chương:
(i) Sở hữu; (ii) Hợp đồng; (iii) Sự phi pháp [sự sai trái]. Chương (iii) gồm
nghiên cứu chính của Hegel về sự TRỪNG PHẠT.

4. Luân lý: Phần này gồm một nghiên cứu về HÀNH ĐỘNG, và ba

chương: (i) Chủ ý (Vorsatz) và Trách nhiệm; (ii) Ý định và sự An lạc; (iii)
Cái Thiện và Lương tâm.

5. Đời sống đạo đức: Phần này chiếm hơn nửa cuốn sách, có ba

chương chính:

(i) GIA ĐÌNH: Đến lượt nó, chương này được chia thành (A) Hôn

nhân; (B) Nguồn lực của gia đình; (C) Việc giáo dục con cái và sự giải thể
của gia đình (ví dụ sự giải thể của các gia đình cá thể qua CÁI CHẾT của
cha mẹ và sự chia tay của con cái, không phải là sự giải thể gia đình xét
như là gia đình).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.