TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 512

về nhu cầu cần điều tiết của nó; đánh giá về vai trò của chiến tranh trong
đời sống của nhà nước và về việc nhà nước về cơ bản là một thành viên của
một hệ thống các nhà nước.

Đặc điểm của THPQ đã thu hút phần lớn sự chú ý đó là học thuyết cho

rằng bất cứ cái gì hiện thực đều hợp lý tính và việc Hegel nỗ lực hòa giải
các học thuyết đương thời với nhà nước hiện đại có kỷ cương theo thứ bậc,
tương đối tự do nhưng cũng tương đối thiếu dân chủ. Vấn đề này, giống
như vấn đề về THƯỢNG ĐẾ và TÔN GIÁO, đã chia những người theo
ông thành các nhà Hegel “cánh tả” và “cánh hữu”. (Nhà Hegel cánh tả lừng
danh nhất là Karl Marx đã viết cuốn Phê phán “Triết học pháp quyền” của
Hegel
, một công trình phê phán sắc sảo về các phần sau của THPQ). Vấn
đề này bao hàm một số câu hỏi:

(1) Nhà nước mà Hegel phác họa có thể bị phản bác như thế nào?

(2) Chân dung của Hegel về nhà nước có ngầm ý hậu thuẫn cho nhà

nước Phổ hiện tồn, lấy nó làm mô hình một cách lỏng lẻo, hay không?
(Trong Tư tưởng đạo đức của Hegel¸ tr. 13, A.W.Wood cho rằng nhà nước
lý tính của Hegel “có một sự tương đồng rõ nét” (ví dụ trong việc kiến nghị
một nhà nước quân chủ lập hiến hơn là một nhà nước quân chủ chuyên
chế), với kế hoạch xây dựng một hiến pháp mới do Humboldt và K. A. von
Hardenberg dự thảo vào năm 1819, nhưng chưa bao giờ thành hiện thực,
chứ không phải với nhà nước Phổ hiện tồn).

(3) Hệ thống của Hegel, nhất là PHÉP BIỆN CHỨNG, có dẫn đến sự

công nhận, hay “hòa giải” với nguyên trạng (status quo) hay không? Hay
(như Marx tin tưởng) là nó không tương thích với hiện trạng?

(4) Phải chăng sự công nhận nhà nước hiện đại, hay sự ngang bằng

giữa hiện thực và lý tính, có nhằm loại trừ những sự biến đổi chính trị trong
tương lai hay chỉ loại trừ thứ chủ nghĩa không tưởng luân lý học?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.