trợ giúp của cảm giác. Nhưng trực quan trí tuệ, cao điểm là sáng tạo ra đối
tượng chỉ bằng cách suy tưởng về nó, theo Kant, thì chỉ dành riêng cho
Thượng Đế.
Việc Kant nỗ lực giới hạn trực quan vào cái cảm tính đã bị thách thức
theo hai hướng. Một là, những nhà phê phán như Hamann và Herder đã
công kích sự phân chia rạch ròi của ông giữa trực quan và khái niệm.
Goethe nói về một sự “trực quan (Anschauen) về bản tính sáng tạo bên
trong” sẽ nắm bắt được cái “nguyên mẫu” hay Ý NIỆM (Intuitive Judgment
[Năng lực Phán đoán Trực quan], 1817). Trực quan như thế sẽ lĩnh hội một
hiện tượng như một cái toàn bộ cùng với những tương tác qua lại của các
bộ phận của nó. Nó không bỏ qua các khái niệm, mà chỉ tương phản với tư
duy phân tích khái niệm mà thôi. Hai là, Fichte cho rằng triết gia trở nên có
ý thức về cái Tôi thuần túy bằng một hành vi trực quan trí tuệ. Schelling
tiếp tục ý tưởng này, và khi cái TUYỆT ĐỐI của ông không còn là cái Tôi
và trở thành một sự ĐỒNG NHẤT trung tính, thì, ông tin rằng, cái tuyệt
đối được nắm bắt bởi trực quan trí tuệ.
Trực quan cảm tính, theo Hegel, bao hàm sự biến đổi những gì được
cảm giác (das Empfundene) thành một đối tượng bên ngoài (BKT III,
§448A). NGHỆ THUẬT trình bày cái tuyệt đối trong HÌNH THỨC của
trực quan cảm tính, tương phản với HÌNH TƯỢNG/BIỂU TƯỢNG
(Vorstellung), vốn là hình thức của TÔN GIÁO, và với TƯ TƯỞNG, là
hình thức của TRIẾT HỌC. Trong những tác phẩm thời đầu, nhất là cuốn
KBFS, Hegel gắn bó với ý tưởng của Schelling về một trực quan “siêu
nghiệm” hợp nhất những cái ĐỐI LẬP, chẳng hạn như hợp nhất TỰ
NHIÊN và TINH THẦN. Thế nhưng, về sau ông lại phê phán trực quan trí
tuệ, vì nó có tính TRỰC TIẾP, và, khác với NHẬN THỨC khái niệm, nó
không phơi bày những tiền giả định và cấu trúc lô-gíc của đối tượng. Trực
quan, thậm chí là trực quan kiểu Goethe, dù cho phép ta nhìn sự vật như
một cái toàn bộ, chứ không phân mảnh, chỉ có thể là khúc dạo đầu cho
nhận thức (BKT III, §449A). Tuy nhiên, Lô-gíc học của Hegel, vì nó là tư