cảm tính trong Hegel có thể biểu thị hoặc chất liệu cảm tính thô hoặc chất
liệu cảm tính đã được khái niệm hóa. Tương ứng, übersinnlich (siêu-cảm-
tính) có thể có nghĩa hoặc những gì hoàn toàn siêu việt khỏi cái cảm tính và
chỉ duy tư tưởng mới có thể tiếp cận được hoặc, như trong HTHTT III, cái
cảm tính đã được khái niệm hóa đến mức đã trở thành HIỆN TƯỢNG
(Erscheinung). (Phát biểu của Hegel rằng “cái siêu-cảm-tính là CHÂN LÝ
hay sự thật của cái cảm tính và cái có thể tri giác, tức là hiện tượng”, cũng
phụ thuộc vào sức mạnh của tiếp đầu ngữ über-, nghĩa là “vượt qua, vượt
khỏi”, nhưng cũng nghĩa là “quá mức”, chứ không phải “không-”, hay
“phi-”).
4. Wahrnehmung (tri giác) là Ý THỨC cảm tính về các đối tượng bên
ngoài (và có nghĩa phái sinh là ý thức cảm tính về các trạng thái và tiến
trình bên trong của ta). (Theo nghĩa thông thường, nó còn có nghĩa là “quan
sát”, vì thế là “quan tâm, bảo vệ” (chẳng hạn, bảo vệ lợi ích của mình), và
wahrnehmen có nghĩa là “quan sát, tận dụng, nắm lấy (chẳng hạn, nắm lấy
một cơ hội), bảo vệ, thực hiện (một vai trò hay một chức năng), cũng như
“tri giác”). Vì vậy, tương phản với cái cảm tính, nơi Hegel, cảm giác, và
trực quan (theo nghĩa của Kant), về bản chất có một yếu tố khái niệm. Đối
với Hegel, trong khi sinnliche Gewissheit (sự XÁC TÍN cảm tính) là sự lĩnh
hội (Auffassen) vô-khái-niệm về những cái đặc thù cảm tính, thì tri giác
(Wahrnehmung) xem chúng như cái PHỔ BIẾN, như những SỰ VẬT có
các thuộc tính phổ biến (HTHTT, I, II). Ông cho rằng Wahrnehmung [tri
giác] nắm lấy cái đúng thật hay nắm lấy sự vật như chúng đang tồn tại
trong chân lý (tức cái phổ biến), và rút động từ này (wahrnehmen/tri giác),
từ wahr (đúng thật/chân lý) và nehmen (nắm lấy). Nhưng suy diễn này là
không đúng: wahr- trong wahrnehmen không có quan hệ từ nguyên với
wahr (đúng thật/chân lý) nhưng có quan hệ với chữ aware (có ý thức) trong
tiếng Anh.
Khó khăn trung tâm trong tư tưởng của Hegel là ở điều này: phải
chăng ông, giống như Kant, tin rằng thế giới và kinh nghiệm của ta về thế