giới chứa đựng một yếu tố cảm tính không thể quy giản vào tư tưởng hoặc
được rút ra từ tư tưởng? Có một số lý do để nghĩ rằng ông không tin như
thế: (1) Ông thường xuyên công kích học thuyết nhị nguyên của Kant. (2)
thần học tương ứng với hệ thống của ông chứa đựng việc Thượng Đế sáng
tạo thế giới từ hư vô, chứ không như trong tư tưởng Hy Lạp và Do Thái
giáo thời đầu, là sự tạo hình cho một sự hỗn độn nguyên thủy; điều này
hàm ý rằng tư tưởng thuần túy không cần bổ sung bằng cái cảm tính hay
chất liệu nào hết. (3) Ta không thể rút ra một yếu tố cảm tính thô, không bị
tiêm nhiễm bởi khái niệm (HTHTT I), hoặc một nhân tố vật chất thuần túy
vô HÌNH THỨC được. Tuy nhiên, Hegel không đơn giản cho rằng tư tưởng
và cái cảm tính (hay hình thức và CHẤT LIỆU) là bện chặt vào nhau không
gỡ ra được: Lô-gíc học nỗ lực tách tư tưởng (và cái hình thức liên quan) ra
khỏi cái cảm giác (và cái chất liệu liên quan). Câu hỏi làm thế nào tư tưởng
thuần túy quan hệ được với cái cảm tính (hay với TỰ NHIÊN) không được
ông trả lời thỏa mãn. (Sự thật là, việc một yếu tố thuần túy cảm tính không
thể được rút ra một cách độc lập với tư tưởng không có nghĩa rằng không
có một yếu tố như thế).
Hoàng Phú Phương dịch
Trung giới (sự, tính, cái) và Trực tiếp (sự, tính, cái) [Đức:
Vermittlung und Unmittelbarkeit; Anh: mediation and immediacy]
Tiếng Đức của từ “(cái) ở giữa, trung gian” là (die) Mitte. Từ này sinh
ra tính từ mittel (ở giữa) và một danh từ nữa là (das) Mittel (nghĩa ban đầu
là “(cái) trung gian, một vật nằm ở giữa”, nhưng ngày nay “có nghĩa là
phương tiện, là cái gì phục vụ cho việc đạt được một MỤC ĐÍCH”). Nó
cũng sinh ra một vài động từ, đặc biệt là mitteln [giúp phương tiện cho ai
đó] (giúp đỡ ai đó, dàn xếp, trung gian hòa giải, ví dụ một cuộc tranh cãi),
mà ngày nay đã cổ rồi, nhưng để lại từ mittelbar (“trung gian, gián tiếp”) và
unmittelbar [có thể không thông qua trung gian] (“lập tức, trực tiếp”), và